Giấy Sài Gòn: Đường đến doanh nghiệp hàng đầu Asean
Hoạt động công ty
  • Tác giả: Mỹ Ý
  • 13-04-2017
  • Lượt xem: 6564
  • Chia sẻ:

Sau tái cơ cấu và thoái vốn toàn phần của nhà đầu tư Nhật, CTCP Giấy Sài Gòn với các nhãn hàng quen thuộc Bless You và Saigon và các sản phẩm giấy làm bao bì carton trở về với hành trình tái khẳng định vị thế một DN thương hiệu Việt, của người Việt.

Nhưng tham vọng của thương hiệu này chưa dừng lại ở đó.

“Cạnh tranh sòng phẳng” trong ngành Giấy
 
Giấy Sài Gòn có lợi thế là 1 thương hiệu quen thuộc trên thị trường giấy tiêu dùng, với các sản phẩm giấy tissue. Đây cũng là mảng kinh doanh lớn của CTy với thị phần sở hữu hiện tại xét từ năng lực sản xuất chiếm khoảng 18%, đứng đầu trong cả nước. Bên cạnh đó, Giấy Sài Gòn cũng sản xuất giấy làm bao bì carton với năng lực ước tương đương thị phần khoảng 14% (nguồn: GSG).
 
Nhìn trong tương quan chung của ngành công nghiệp giấy, Giấy Sài Gòn đang chịu cạnh tranh khá lớn cùng các DN FDI như Vinakraft của Tập đoàn SCG Thái Lan, Chánh Dương của Trung Quốc hay New Toyo của Singapore. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu giấy của thị trường rất lớn, đặc biệt khi nhiều thị trường trong khu vực đã giảm thuế suất nhập khẩu bằng 0, khiến giấy nhập khẩu cũng là một “đối thủ” kinh doanh của các DN nói chung trên thị trường.
 
Tỷ trọng nhập khẩu giấy, theo báo cáo khảo sát của Hiệp hội giấy và bột giấy VN, có tốc độ tăng trưởng 2016 so với 2015 lần lượt đạt 5,9% và 62,3% đối với giấy làm bao bì carton và giấy tissue. Tổng nhu cầu giấy công nghiệp nhập khẩu, cũng theo nguồn này lên tới 40%. Bối cảnh cạnh tranh khốc liệt dẫn đến đã và đang không có nhiều thương hiệu Việt Nam sánh vai các thương hiệu ngoại 1 cách bền bỉ, chiếm thị phần lớn ở 2 lĩnh vực của ngành công nghiệp lấy là giấy tiêu dùng và giấy làm bao bì carton. Theo đó, Giấy Sài Gòn vô hình chung từ vị trí dẫn đầu của mình, gánh trên vai áp lực cạnh tranh phải luôn làm sao để khẳng định vị thế 1 thương hiệu của người Việt.
 
Với sự dày dạn trong kinh doanh và quyết chí tái cấu trúc, lấy lại “phong độ” của Giấy Sài Gòn của những nhà lãnh đạo: Doanh nhân Mai Hữu Tín; người từng thực hiện mua số cổ phần của Giấy Sài Gòn từ tay đối tác Nhật vào năm 2013 và CEO – nhà sáng lập Giấy Sài Gòn Cao Tiến Vị, sau một giai đoạn lao đao khó khăn, Giấy Sài Gòn đã giải tỏa phần nào áp lực này.
 
Ông Cao Tiến Vị, CEO Giấy Sài Gòn cho biết hết 2016 và tới tháng 4/2017, khi CTy bước sang tuổi 20, Giấy Sài Gòn đạt vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, sở hữu 2 nhà máy với hệ thống kho rộng 20 ha. Cty cũng có dây chuyền sản xuất hiện đại công nghệ châu Âu với tổng công suất 273.000 tấn/năm (giấy tiêu dùng 40.560 tấn và giấy làm bao bì carton 232.440 tấn). Cũng tính đến thời điểm này CTy đã đem đến 1,7 triệu tấn giấy làm bao bì carton và 1,3 triệu tấn giấy tiêu dùng, tái chế hơn 3 triệu tấn giấy thu hồi để phục vụ người tiêu dùng tại 36 nước trên thế giới. Nếu tính theo số liệu của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tháng 4/2016, công suất này đã vượt mặt Vina Kraft (243.500 tấn/ năm). Tuy nhiên cần lưu ý là SGC VN trong giai đoạn qua cũng đã tranh thủ thực thi M&A được một số thương vụ trực tiếp với DN giấy hoặc với DN hỗ trợ cho các CTy sản xuất, kinh doanh công nghiệp giấy. Vì vậy VinaKraft đã và sẽ tiếp tục là một “đối trọng” lớn của mọi DN trên thị trường.
 
Cũng theo ông Cao Tiến Vị, tại Việt Nam, Giấy Sài Gòn cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng khắp 63 tỉnh thành thông qua mạng lưới phân phối tại: 38 chuỗi siêu thị - cửa hàng tiện lợi; 20 chuỗi khách sạn 4-5 sao; 4 chuỗi cung cấp suất ăn công nghiệp hàng đầu Việt Nam và 64,000 cửa hàng tạp hóa. Nhắm vào khâu phân phối là 1 trong những điểm quan trọng và khá khác biệt để Giấy Sài Gòn “bứt lên” trong mảng kinh doanh giấy tiêu dùng khi thông qua việc tiếp cận, “khóa” hệ thống phân phối trực tiếp vào tiêu thụ sản phẩm của mình, Giấy Sài Gòn đã định vị thương hiệu và gắn với người dùng ở một phân khúc cao cấp nhất định. Các đối thủ FDI như đã “điểm danh” theo đó, cũng khó có cơ hội chen chân để đánh bật thị phần của Giấy Sài Gòn - điều mà mảng sản xuất giấy bao bì giấy sẽ không diễn ra.
"3.300 tỷ đồng là mục tiêu doanh số của Giấy Sài Gòn năm 2017, tăng 40% so với năm 2016"
Bí quyết đầu tư “Xanh”
 
Với cái đầu những nhà lãnh đạo lão luyện, tâm huyết, lợi thế thương hiệu và đội ngũ nhân lực lớn, đầu tư hệ thống mạnh, Giấy Sài Gòn vẫn khó đạt mục tiêu trở thành 1 thương hiệu hàng đầu không chỉ ở VN mà còn ở Asean, nếu không có hướng đầu tư khác biệt. Nhưng hướng đầu tư khác biệt đó là gì?
 
Một chuyên gia trong ngành chia sẻ, “Với ngành công nghiệp giấy nói chung, bảo vệ môi trường là 1 trong những trách nhiệm quan trọng và cũng “ngốn” chi phí nhất, bởi nếu không cẩn thận, sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường nhất, đặc biệt là môi trường nước". Cũng theo vị này thì nếu tuân thủ đúng các quy định xử lý nước thải, chi phí của DN sản xuất giấy sẽ đội lên rất cao. 
 
“Theo thống kê thì hiện nay 90% các DN trong ngành không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, chỉ thực hiện để đối phó. Nếu việc kiểm tra các tiêu chuẩn xử lý nước thải được thực hiện chặt chẽ hơn sẽ đội chi phí của các DN này lên khá nhiều”, báo cáo BVSC cũng cho biết.
 
Nhắm thẳng vào khâu tốn kém đầu tư, đội chi phí nhất để đầu tư ngay từ đầu trong chặng tái cấu trúc, ông Vị khẳng định, đến nay, Giấy Sài Gòn đã tôi luyện được một “vũ khí” cạnh tranh lợi hại nằm ở chữ “Xanh”. Theo đó, Cty đầu tư tới 1000 tỷ đồng cho các hạng mục đầu tư dây chuyền tái chế theo công nghệ Pháp, mạng lưới thu mua nguyên liệu để tái chế hệ thống kho lớn trong cả nước, đầu tư xử lý nước thải theo công nghệ Phần Lan.
 
“Không bị động về nguồn nguyên liệu, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, sản xuất có trách nhiệm với cộng đồng theo quy trình sản xuất khép kín, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt với các chứng nhận ISO 50001 (hệ thống quản lý năng lượng), ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường) và FSC (chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm) đã giúp thương hiệu Giấy Sài Gòn đi vào các thị trường khó tính toàn cầu một cách dễ dàng. Đồng thời, các chỉ số kinh doanh của CTy ngày càng cải thiện. Giấy Sài Gòn đang đặt mục tiêu sẽ hướng đến doanh số 3.300 tỷ đồng, tăng 40% so với 2016 và đạt 5.000 tỷ đồng vào 2020”, ông Vị nói.
 
Một chỉ số cụ thể xác thực hướng đi đúng của Giấy Sài Gòn là EBITDA (lợi nhuận trước khi trả lãi vay và khấu hao) của CTy đạt 310 tỷ, tăng 48% so với năm 2015. Tỷ suất EBITDA đạt 13.1%, gần bằng tỷ suất EBITDA bình quân 14.3% của Top 100 công ty giấy hàng đầu thế giới theo báo cáo khảo sát năm 2016 của PwC. Với tỷ suất EBITDA của CTy Giấy tư nhân VN đang ngày càng tiệm cận mức của tập đoàn sản xuất mạnh, có tiềm năng tài chính và nhà máy có công suất lớn, cơ hội tăng sức cạnh tranh trên thị trường, trong khu vực và thế giới, tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm của DN ra thị trường thế giới ngày càng lớn hơn.

 

# TAG
  • Chia sẻ:
0 bình luận Viết bình luận
tin liên quan
Tin mới nhất
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

871 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ 11-01-2024 | Điều khoản sử dụng

1368 Lượt xem

0 bình luận

tin nổi bật
THÔNG BÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH "KHAI XUÂN PHÚ QUÝ – LÌ XÌ HẾT Ý 2024" 16-03-2024 | Tin Tức Công Ty

871 Lượt xem

0 bình luận

Thông báo kết quả trúng thưởng chương trình “Hái Lộc Đầu Xuân Năm 2022” 10-03-2022 | Tin Tức Công Ty

2968 Lượt xem

0 bình luận

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN 14-12-2021 | Tin Tức Công Ty

3421 Lượt xem

0 bình luận

tin được xem nhiều nhất
Ngành giấy tăng trưởng mạnh 07-11-2013 | Thông tin thị trường

68526 Lượt xem

0 bình luận

Nguyên liệu ngành giấy: Thiếu nhưng vẫn lãng phí 29-11-2010 | Thông tin thị trường

42736 Lượt xem

0 bình luận

Lựa chọn xanh vì cuộc sống tốt đẹp hơn. 24-11-2011 | Hoạt động công ty

31651 Lượt xem

0 bình luận

tin theo danh mục
TIN TỨC THEO NĂM