if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Ngày 18 tháng 3 năm 2015, Công ty Giấy Sài Gòn, một trong những công ty sản xuất giấy hàng đầu Việt Nam đã chính thức được cấp giấy chứng nhận quản lý hệ thống Năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2011 từ công ty TUV Nord - một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ chứng nhận uy tín của Đức.
Tính đến thời điểm này, Giấy Sài Gòn là công ty thuộc ngành giấy đầu tiên ở Việt Nam được cấp giấy chứng nhận này, góp phần giúp công ty theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Trước đó, TUV Nord đã tiến hành đánh giá toàn diện việc sử dụng năng lượng tại nhà máy Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân. Theo chị Cẩm Hương – phụ trách Ban Quản lý Năng Lượng cho biết hiện tại toàn bộ khu vực sản xuất và văn phòng của công ty đã được hoạch định và áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001:2011 – một tiêu chuẩn quốc tế mới tự nguyện thiết lập khuôn khổ cho các nhà máy công nghiệp lớn, nhỏ, các cơ sở thương mại, tổ chức và chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện cách thức quản lý năng lượng sao cho tiết kiệm và hiệu quả.
So sánh kết quả áp dụng năm 2014 so với năm 2013 – giai đoạn trước khi thực hiện các giải pháp cải tiến và các hình thức quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011, nhà máy đã tiết kiệm được số tiền trên 27 tỷ đồng. Định hướng của Ban Quản lý Năng lượng trong năm 2015 sẽ tiếp tục trình Ban lãnh đạo xem xét công nghệ đồng phát Nhiệt – Điện để nâng cao hiệu quả tiết kiệm hơn nữa.
Anh Phạm Minh Hùng – Phó Giám Đốc nhà máy cũng là Đại diện Lãnh đạo các hệ thống quản lý ISO cho biết, đạt chứng chỉ ISO 50001:2011 là một trong những hoạt động thể hiện định hướng lâu dài của công ty trong việc tiết kiệm năng lượng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm môi trường và xã hội trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng và chi phí dành cho năng lượng sản xuất ngày càng tăng của đa số các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
801 Lượt xem
0 bình luận
1751 Lượt xem
0 bình luận
801 Lượt xem
0 bình luận
2901 Lượt xem
0 bình luận
42498 Lượt xem
0 bình luận