if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Khi thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam được nhiều nhà đầu tư dòm ngó, tiếp cận cho các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A). Khi thị trường xuống thấp, thì mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng lớn không kém. Công ty Giấy Sài Gòn nhận được sự quan tâm ở cả hai thời điểm khác nhau như vậy, và mỗi lần, vị trí đàm phán, thương lượng có khác nhau.
Công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper – SGP) được ông Cao Tiến Vị thành lập năm 1997 trên cơ sở doanh nghiệp tư nhân kinh doanh giấy. Bằng việc đầu tư sản xuất và phát triển thị trường khá nhanh trong những năm cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000, SGP trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong hai ngành hàng giấy sinh hoạt và giấy bao bì công nghiệp.
Thị trường không thể lường trước
Ông Vị, người sáng lập công ty, cũng là chủ tịch hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM từ năm 2008, nhìn thấy tiềm năng rất lớn trong một thị trường mà nhu cầu tiêu thụ giấy nội địa tăng trung bình 20% năm và đang phải nhập khẩu lên đến gần 50%. Ông tiến hành các bước chuyển đổi, cổ phần hoá công ty và chuẩn bị cho việc niêm yết vào thời điểm thuận lợi, phát hành cổ phiếu, huy động vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.
“Năm 2007, nhiều đối tác muốn tham gia đầu tư, mình rất hào hứng”, ông Vị kể. Một số quỹ đầu tư lớn đã mua cổ phần trong thời điểm này, trong đó có Vietnam Investment Group, Prudential, quỹ đầu tư của BIDV… tổng cộng nắm cổ phần lên đến trên 40%. Được đà, hội đồng quản trị SGP quyết định đầu tư Mỹ Xuân 2, một nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại, dự kiến tổng vốn đầu tư lên tới 100 triệu USD, và khi vận hành có thể đưa công ty lên vị trí hàng đầu thị trường về giấy sinh hoạt.
Thế nhưng tình thế thị trường thay đổi. Giấy Sài Gòn lỡ mất thời điểm tốt nhất để lên sàn khi thị trường bắt đầu đi xuống cuối năm 2007. Khi thị trường tiếp tục xuống dốc, ông Vị là chủ tịch công ty và người nắm cổ phần lớn nhất muốn tiếp tục phát hành cổ phiếu để có vốn đầu tư nhà máy, nhưng không nhận được sự đồng thuận của các cổ đông là các quỹ đầu tư. Họ không muốn phát hành nữa vì sợ giá trị cổ phiếu bị pha loãng. Trải qua rất nhiều tranh cãi, SGP phải dừng việc xây dựng nhà máy một năm vì không huy động được thêm vốn. Nhưng việc đầu tư xây dựng nhà máy vẫn phải tiếp tục. SGP vay khoảng 1.000 tỉ đồng từ ngân hàng, đa số là vay dài hạn, trong đó một phần ngắn hạn là tín chấp. Theo ông David Đỗ, giám đốc điều hành quỹ VNG, khó khăn của SGP xảy ra khi lãi suất tăng vọt vào thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008, ngân hàng đã tăng lãi suất, áp dụng mức lãi suất thả nổi khiến chi phí vốn tăng vọt.
Để chủ động trong việc điều hành và đưa ra quyết định, ông Vị đã thế chấp tài sản cá nhân để có thêm vốn mua lại 20% cổ phần do quỹ Prudential nắm giữ, “một việc chẳng đặng đừng” mặc dù ông mua với giá thấp hơn so giá 55.000 đồng/cổ phiếu mà quỹ đầu tư. Mặc dù vậy, chi phí vốn quá cao tăng ngoài dự kiến và những yếu tố khác vẫn khiến cho việc đầu tư nhà máy bị chậm lại so với kế hoạch lẽ ra hoàn thành vào đầu năm 2010. Trong suốt thời gian này, nhiều nhà đầu tư chiến lược là những doanh nghiệp sản xuất giấy nước ngoài từ Thái Lan, Indonesia, Nhật… muốn tham gia góp vốn vào công ty, nhưng các cổ đông hiện hữu lại không thống nhất được giá bán và thời điểm bán, trong khi cũng không muốn bỏ thêm vốn đầu tư.
Nhìn lại nhà đầu tư chiến lược
Ông Vị cho biết, những khác biệt về lợi ích này khiến ông thay đổi cách nhìn nhận về nhà đầu tư chiến lược. Liệu có nên coi các quỹ đầu tư bỏ vốn với ý định thu hồi vốn trong vòng ba đến năm năm là nhà đầu tư chiến lược? Ông cho rằng các quỹ đầu tư chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của họ và lo thoái vốn, gây khó khăn cho công ty khi thị trường sụt giảm, mà không nghĩ đến tương lai lâu dài của công ty. Cácquỹ đầu tư thì cho rằng họ bỏ tiền vào mua khi giá thị trường cao, nên không muốn bị thua thiệt khi thị trường xuống thấp và việc huy động mới khiến cổ phiếu của họ bị pha loãng.
Khi SGP gặp Daio Paper Corporation và quỹ đầu tư Bridgehead của Nhật, dường như vấn đề phát triển của công ty đã có lời giải. Daio Paper là một công ty giấy rất lớn tại Nhật, việc sở hữu một công ty giấy ở Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển của họ. Mặc dù vậy, quá trình tìm hiểu, thương lượng cũng phải mất gần một năm, lý do chính vẫn là những khác biệt về quan điểm của các cổ đông trong công ty. Mặc dù nắm quyền kiểm soát công ty, ông Vị lại gặp khó khăn khi vướng phải sự phản đối của quỹ Vietnam Investment Group, không đồng ý với giá phát hành mới. Khi tham gia đầu tư vào công ty SGP, VIG đã dành cho mình quyền phủ quyết, mà lúc bấy giờ ông Vị đồng ý vì chủ quan, cho rằng công ty có thể lên sàn ngay và điều khoản này sẽ hết hiệu lực, không nhận ra là bất lợi cho công ty về sau. Ông Vị nói: “VIG là mô hình quỹ khá bảo thủ, nhưng đối tác Nhật cũng có quyết tâm cao trong việc mua cổ phần trong công ty”.
Quan điểm của hai bên khác nhau ở chỗ, trong khi SGP nhận định mức giá huy động đang tốt trong tình hình thị trường hiện nay, khi công ty cần vốn, thì cổ đông VIG lại muốn bán được cao hơn để không bị thiệt so với thời điểm đầu tư. Khi được hỏi về vấn đề khác biệt này, ông David Đỗ cho biết: “Không nên huy động vốn ở giá quá thấp vì sẽ hớ cho công ty, như vậy cổ đông không được lợi”. Ông David cho rằng phải đàm phán chặt với các công ty nước ngoài, vì SGP ở vị trí rất tốt để thương lượng, nhất là khi Nhà nước không cung cấp thêm giấy phép sản xuất giấy nữa, thì việc tìm đối tác chiến lược là không khó.
Giằng co hơn một năm, cuối cùng các bên cũng đã đi được đến một thoả thuận trong đó SGP phát hành cổ phiếu mới với một mức giá mà công ty nhận định là tốt, và có được một cổ đông chiến lược thích hợp cho đường lối phát triển lâu dài của công ty. Theo thoả thuận này, đối tác Nhật nắm giữ 38% cổ phần, ông Vị chấp nhận để cổ phần của mình thấp hơn, đổi lấy việc có thêm vốn cho đầu tư phát triển công ty. Riêng VIG, tuần rồi cũng đã đạt được thoả thuận riêng với phía Nhật, bán lại 15% cổ phần của họ với mức giá được cho là rất có lợi với họ. Sau thương vụ này, cổ phần của hai nhà đầu tư Nhật trong SGP lên đến 49%. Ông David từ chối bình luận về giá cả. Ông nói: “Tôi rất nể trọng những nhà doanh nghiệp có tinh thần doanh nghiệp cao như ông Vị. Trong lúc khó khăn, ông sẵn sàng bỏ cả tài sản cá nhân ra thế chấp để vay vốn. Ông Vị là chủ tịch nhưng khi cần thiết đã quay trở lại vị trí CEO để trực tiếp điều hành công ty”.
Lan Anh
Theo SGTT
877 Lượt xem
0 bình luận
1845 Lượt xem
0 bình luận
877 Lượt xem
0 bình luận
2970 Lượt xem
0 bình luận
42738 Lượt xem
0 bình luận