if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
QĐND – Bạn đã dùng sản phẩm tái chế bao giờ chưa? Với câu hỏi này, số đông người tiêu dùng Việt Nam tỏ ra bối rối khi không biết mình đã sử dụng hay chưa sử dụng sản phẩm tái chế. Có vấn đề trên là do chúng ta còn thiếu những quy định cụ thể về nguồn gốc xuất xứ, hay nhãn mác đối với các sản phẩm tái chế. Cùng trao đổi về vấn đề trên với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, PGS, TS Nguyễn Thế Chinh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường khẳng định: Đó là một trong những nguyên nhân khiến thị trường sản phẩm tái chế chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó. Hiện thị trường này vẫn đang bị bỏ ngỏ!
Không có chuyện “thả nổi” sản phẩm tái chế
- Ông có thể cho biết đôi nét về sản phẩm tái chế tại Việt Nam hiện nay?
- Nói về sản phẩm tái chế, chúng ta nghĩ ngay đến các làng nghề truyền thống tái chế chất thải như làng đúc đồng, đúc nhôm ở Nam Định; làng luyện và tái chế sắt thép ở Đa Hội (Bắc Ninh), làng thủy tinh ở Hà Nội… Đây là những làng nghề đã có từ lâu đời ở Việt Nam chuyên sản xuất ra các sản phẩm từ chất thải. Các làng nghề này quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, người làm nghề đã sống được bằng nghề, làm giàu từ nghề của mình. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, phân biệt sản phẩm này với sản phẩm cùng loại nhưng không có nguồn gốc sản xuất đầu vào từ chất thải là không dễ, trừ một số loại sản phẩm như đồ nhựa, phân bón, giấy cao cấp…
So với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, sản phẩm tái chế ở Việt Nam chưa nhiều, nhưng thị trường của sản phẩm này cũng đã xuất hiện khá phổ biến. Những sản phẩm đó không phân tách rõ đâu là thị trường của sản phẩm tái chế, đâu là thị trường của sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu lần đầu.
- Vậy làm thế nào để người tiêu dùng nhận biết được đâu là sản phẩm tái chế và đâu là sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu lần đầu, thưa ông?
- Quả thật, đây là vấn đề khá phức tạp! Nhưng, nếu nhìn nhận từ góc độ sản phẩm thị trường dựa vào những sản phẩm có khả năng sản xuất từ chất thải, chúng ta có thể phân chia thị trường sản phẩm chất thải tái chế thành các loại thị trường như: Thị trường sản phẩm tái chế kim loại (các loại vật liệu xây dựng đến đồ gia dụng; sản phẩm tái chế từ nhôm, đồng, chì, kẽm…); thị trường sản phẩm tái chế đồ nhựa (đồ chơi, đồ gia dụng…); thị trường sản phẩm tái chế giấy (các loại bao bì bằng giấy, giấy bản, giấy viết…). Ngoài ra còn có các thị trường khác như: Sản phẩm tái chế từ thủy tinh, chất hữu cơ, các sản phẩm tái chế có nguồn gốc chất thải có khả năng đưa vào tái chế như đồ gỗ, chất thải cao su, chất thải từ vật liệu xây dựng… Các loại sản phẩm tái chế kể trên đều có mặt trên thị trường nhưng người tiêu dùng chỉ nhận biết được nếu sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của chúng.
- Xem ra, thị trường sản phẩm tái chế của chúng ta không được phát triển “lành mạnh” thưa ông?
- Hiện ở Việt Nam, hoạt động tái chế còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng, không có sự thả nổi về chất lượng các loại sản phẩm hàng hóa được tái chế từ chất thải.
Phải coi chất thải là nguồn tài nguyên!
- Theo ông, để sản phẩm tái chế có chỗ đứng trong thị trường, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm gì?
- Trước tiên hãy bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Bởi, muốn sản phẩm tái chế đến với người tiêu dùng, nhất là những sản phẩm có tác động tới sức khỏe con người, đòi hỏi cần phải có quy trình kỹ thuật sản xuất và giám sát nghiêm ngặt theo các tiêu chí an toàn; phải bảo đảm chất lượng để người tiêu dùng có độ tin cậy đối với sản phẩm tái chế trên thị trường.
- Hằng ngày, chúng ta đang phải “hứng” một khối lượng chất thải khổng lồ, trong khi cơ chế, chính sách cho phát triển thị trường sản phẩm tái chế lại đang yếu và thiếu. Điều này có đồng nghĩa với chuyện, thị trường tái chế của Việt Nam đang có cơ hội lớn nhưng thách thức đi kèm cũng không hề nhỏ thưa ông?
- Đúng vậy! Thị trường này đang đứng trước cơ hội lớn khi mà chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những điều khoản cam kết là sẽ mở cửa thị trường dịch vụ môi trường. Đặc biệt, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã chú trọng đầu tư vào các đề án về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường, trong đó có đề cập nội dung thay đổi nhận thức của người dân về giá trị của rác thải cũng như sự cần thiết về tái chế rác thải.
Vẫn biết, việc tái chế chất thải không chỉ mang lại kinh tế mà còn tránh được những nguy cơ về môi trường, nhưng thực tế thì thị trường tái chế chất thải trong nước vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Tiềm năng tái chế chất thải tại Việt Nam là rất lớn, nhưng hiện thị trường này vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Để phát triển thị trường sản phẩm tái chế ở Việt Nam, chúng ta cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho sản xuất, phát triển thị trường này. Trong chính sách hướng tới phải coi chất thải là nguồn tài nguyên và cần được phân loại, làm sạch tại nguồn để cung cấp đủ nguyên liệu cho thị trường sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chất thải tái chế; phải coi chất thải không phải là thứ phải xử lý mà là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm tái chế. Thiết thực hơn nữa là chúng ta cần tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tái chế chất thải thu lợi nhuận thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về tái chế chất thải; hình thành thị trường chất thải có thể tái chế, tái sử dụng; hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp tái chế lớn; nâng dần tỷ lệ chất thải rắn được tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón (từ 20 đến 30% hiện nay, lên tới 55% vào năm 2015 và đạt tới 85% vào năm 2020).
LÊ XUÂN ĐỨC (thực hiện)
qdnd.vn
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22495 Views
0 comment
16806 Views
0 comment