if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Do quan niệm giấy càng trắng càng tốt của người tiêu dùng mà chỗ đứng của sản phẩm giấy có độ trắng thấp hay độ trắng tự nhiên trên thị trường vẫn còn rất nhỏ bé. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra lợi ích không nhỏ của giấy độ trắng thấp.
Lợi ích đã được chứng minh
Công ty TNHH Viện công nghiệp Giấy và Xenluylo, Tổng Công ty giấy Việt Nam đã công bố đề tài nghiên cứu “Đánh giá công nghệ và hiệu quả của quá trình sản xuất giấy độ trắng thấp và giấy độ trắng cao”. Theo Tiến sĩ Cao Văn Sơn, chủ nhiệm đề tài: Giấy độ trắng thấp có độ sáng từ 73-75% ISO, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy giấy độ trắng thấp có lợi thế hơn hẳn cả về chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và độ thân hiện với môi trường so với giấy độ trắng cao (độ sáng từ 80-85% ISO).
Đơn cử, trong cùng một công nghệ tẩy trắng thì bột giấy sau tẩy trắng có độ trắng thấp cho chất lượng và độ bền cao hơn. Hiệu suất thu hồi bột sau tẩy đối cũng cao hơn từ 1,2% đến 2,04%, điều này giúp tiết kiệm khoảng 4.000 tấn gỗ nguyên liệu đầu vào và có thể sản xuất thêm 1.000 tấn giấy. Lượng tiêu hao hóa chất, nguyên vật liệu cũng thấp hơn 1,4% so với bột giấy độ trắng cao. Đặc biệt, giảm trên 50% lượng tác nhân tẩy trắng Clo và các hợp chất của Clo (dioxit clo, hypo) so với tổng lượng Clo hoạt tính sử dụng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Giấy độ trắng thấp mang lại lợi ích không thể lượng hóa được, đó chính là sức khỏe của người tiêu dùng. Sử dụng giấy có độ trắng cao từ 80-82% ISO dễ gây những tật khúc xạ về mắt và giấy có độ trắng thấp từ 73-75% ISO là phù hợp nhất đối với thị lực của học sinh. Quan trọng hơn là hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ sản xuất bột giấy với công nghệ tẩy truyền thống, công nghệ tẩy trắng ECF, TCF đang phổ biến cho sản xuất giấy độ trắng thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc các DN không phải thay đổi toàn bộ công nghệ sản xuất hiện có.
Giấy độ trắng thấp còn mang lại lợi ích không thể lượng hóa được, đó chính là sức khỏe của người tiêu dùng. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về tác động của độ trắng giấy với thị lực học sinh do Nhà xuất bản Giáo dục và Học viện quân y thực hiện đã khẳng định: Sử dụng giấy có độ trắng cao từ 80-82% ISO dễ gây những tật khúc xạ về mắt và giấy có độ trắng thấp từ 73-75% ISO là phù hợp nhất đối với thị lực của học sinh.
Trở ngại từ tâm lý người tiêu dùng
Lợi ích của giấy độ trắng thấp đã được các kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh một cách rõ ràng. Trên thực tế, một số DN ngành giấy tiên phong trong sản xuất giấy độ trắng thấp như Nhà máy giấy Vạn Điểm, Nhà máy giấy Bãi Bằng đã công nhận tính hiệu quả trong sản xuất giấy độ trắng thấp. Sáu tháng đầu năm 2013, Tổng công ty giấy Việt Nam đã tiến hành sản xuất thử 2.200 tấn giấy độ trắng thấp. Thống kê định mức tiêu hao cho thấy chi phí về hóa chất và các vật tư cần thiết trong sản xuất giấy độ trắng thấp giảm tới 700.000đồng/tấn.
Mang lại những lợi ích rất rõ ràng nhưng không phải DN nào cũng “mạo hiểm” chuyển hoàn toàn sang sản xuất và kinh doanh giấy độ trắng thấp. Ông Phan Hưng, Tổng Giám đốc công ty giấy Vạn Điểm cho biết: Cái khó của chúng tôi là thị trường phổ biến tiêu thụ giấy có độ trắng từ 80-85%, thậm chí có khách hàng yêu cầu sản xuất loại giấy độ trắng tới 90%. Giấy có độ trắng thấp tiêu thụ rất chậm, gây đọng vốn, thiếu vốn cho sản xuất.
Chấp nhận bán hòa vốn để đưa sản phẩm mới ra thị trường, thay đổi quan niệm sử dụng của người tiêu dùng, Công ty TNHH KLong đã phải hạ giá thành sản phẩm, khuyến mãi thêm 10% cho khách hàng khi mua sản phẩm giấy, vở chống lóa (giấy độ trắng thấp) nhưng vẫn rất khó thu hút được khách hàng.
Theo ông Vũ Ngọc bảo, Chủ tịch Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam, sở dĩ giấy độ trắng thấp chưa có chỗ đứng trên thị trường chủ yếu là do tâm lý của người tiêu dùng. Chúng ta vẫn quan niệm giấy càng trắng thì càng tốt, càng sang nhưng thực tế không phải như vậy. Về phía các nhà sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải tuân theo quy luật cung - cầu nên thị phần giấy độ trắng cao vẫn chiếm ưu thế.
Mở rộng thị phần cho giấy độ trắng thấp, theo ông Bảo, cũng đồng nghĩa với việc thay đổi quan niệm của người tiêu dùng do đó cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước, DN và quan trọng là sự ủng hộ của người tiêu dùng. Theo đó, điều đầu tiên là làm thật tốt công tác truyền thông, phổ cập thông tin về những lợi ích của giấy độ trắng thấp tới người tiêu dùng. Nhà nước có cơ chế khuyến khích cho các DN sản xuất bằng cách miễn, giảm thuế trong vòng 10 năm. Với những đơn bị trực tiếp liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể quy định độ trắng của giấy in sách giáo khoa, vở học sinh…/.
642 Views
0 comment
1151 Views
0 comment
642 Views
0 comment
2005 Views
0 comment
22376 Views
0 comment
16621 Views
0 comment