if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Các nhà làm luật cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tới đây phải có khái niệm rõ ràng đâu là phế liệu, đâu là chất thải để tránh tình trạng DN “nhập nhèm” nhập chất thải dưới dạng phế liệu dẫn đến nguy cơ VN có thể trở thành bãi rác của các nước khác.
Theo số liệu từ lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho thấy, chỉ tính riêng tại cảng Hải Phòng từ năm 2003 đến 2006 đã có gần 2.300 công-ten-nơ chứa khoảng 37,000 tấn ắc-quy chì phế thải. Đáng chú ý, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất ngày một gia tăng. Chỉ tính từ tháng 5/2009 đến 5/2011, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện 37 vụ vi phạm, trong đó có 3.278 công-ten-nơ chứa 56.618 tấn ắc-quy chì phế thải và hàng hóa khác thuộc diện chất thải nguy hại đã nhập khẩu qua các cảng biển, cửa khẩu VN.
Luồng chuyển giao các công nghệ "bẩn"
Theo quy định, hàng vi phạm về bảo vệ môi trường là phế liệu, rác thải bị xử lý buộc tái xuất hoặc tiêu hủy, nhưng thực tế chi phí để tiêu hủy rác thải là rất lớn, một số mặt hàng VN chưa có công nghệ tiêu hủy đảm bảo tiêu chuẩn. Do đó vụ việc vi phạm phần lớn được xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất ra khỏi lãnh thổ VN. Dẫn đến DN lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng cấm nhập; trong trường hợp bị phát hiện, DN sẵn sàng chịu hình thức xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào quyết định xử lý hành chính để tái xuất lô hàng.
Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan) cho biết, tình trạng các loại rác thải, phế liệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nhập lậu về VN vẫn diễn biến phức tạp. Thủ đoạn phổ biến mà bọn buôn lậu thường sử dụng là lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, lợi dụng ưu tiên miễn kiểm tra phân luồng hàng hóa để khai báo không đúng tên hàng, đưa chất thải độc hại, rác thải công nghiệp vào VN hoặc tái xuất sang nước thứ ba.
Nguyên nhân là do, trong quá vận tải đơn, thông tin về tên hàng hóa, xuất xứ hàng hóa còn chung chung, dễ bị lợi dụng để khai báo, áp mã tính thuế sai. Bản lược khai hàng hóa, hãng tàu nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục cho tàu nhập cảnh hiện nay không thể hiện cụ thể chủng loại hàng hóa. Do đó, cơ quan Hải quan không thể xác định được hàng có đủ điều kiện nhập khẩu hay không để áp dụng biện pháp ngừng làm thủ tục nhập cảnh hoặc không cho dỡ hàng xuống cảng.
Cần cụ thể hóa các quy định
P.Anh - M.Cường (dddn.com.vn)
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22496 Views
0 comment
16806 Views
0 comment