if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Hàng nhãn riêng của các siêu thị đang khiến các nhà sản xuất lo lắng, kể cả doanh nghiệp đang gia công hàng nhãn riêng này.
Theo đại diện của một số siêu thị lớn, hiện có hơn 100 công ty, cơ sở, làng nghề, hợp tác xã... tham gia sản xuất hàng nhãn riêng cho các siêu thị.
Ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op cho rằng, việc liên kết tạo ra hàng nhãn riêng giúp tối ưu hoá công suất nhằm giảm chi phí sản xuất mà không phải trở thành đơn vị gia công cho đối thủ trong ngành. Nhà sản xuất được nhiều ưu tiên từ phía siêu thị và hàng nhãn riêng cũng chỉ bán trong siêu thị nên doanh nghiệp không lo mất thị phần.
Lời đề nghị khó từ chối
Chủ doanh nghiệp may có trụ sở tại quận 10 cho biết: “Nếu đưa hàng mang nhãn công ty vào siêu thị, phải chịu chiết khấu đến 35%, cộng thêm chi phí hàng tồn đổi trả, sau 60 ngày mới được lấy tiền… chi phí kinh doanh đã lên đến 45%. Còn nếu chấp nhận làm gia công cho siêu thị, chi phí kinh doanh chỉ còn dưới 10%”.
Ông Cao Tiến Vị, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Giấy Sài Gòn nói: “Khó chối từ. Đối tác là nhà phân phối lớn nên dù lợi nhuận bằng không cũng phải làm để có những ưu đãi khác”. Theo ông Vị thì tỷ lệ hàng nhãn riêng hiện còn khá thấp so với hàng nhãn công ty, nhưng sản lượng hàng nhãn riêng đang tăng nhanh vì giá rẻ.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, phó giám đốc công ty thực phẩm SG Food, cho biết: tỷ lệ hàng sản xuất cho nhãn riêng siêu thị chiếm 65%. Dù tỷ lệ cao như vậy nhưng theo bà Lâm, đây là việc hợp tác theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Bà Lâm nói: “Làm hàng nhãn riêng cho siêu thị bán rất nhanh. Hơn nữa, nhãn riêng thường là sản phẩm đơn giản, thị trường có nhiều, nếu công ty ra nhãn của mình thì khó cạnh tranh”.
Một số doanh nghiệp phản ánh tình trạng siêu thị dùng hàng nhãn riêng như một cách gián tiếp ép hàng của doanh nghiệp giảm giá, cũng như làm mất cơ hội bán hàng. Có doanh nghiệp khi từ chối làm gia công cho siêu thị đã bị o ép. Chủ công ty sản xuất thực phẩm H. kể: “Tôi từ chối gia công, siêu thị đặt cơ sở nhỏ khác làm, bán giá rẻ hơn 30%. Cộng thêm nhiều biện pháp làm khuyến mãi, ưu đãi của siêu thị, nên hàng bên tôi bán chậm dần, từ từ bị đưa ra khỏi siêu thị với lý do không đạt doanh số”.
Một nhà cung cấp trứng cho siêu thị kể: “Tôi từ chối làm hàng nhãn riêng. Họ chọn nhà cung cấp khác, cũng đóng vỉ trứng sạch, sản phẩm được bày ở nơi dễ thấy nhất, nên dù trứng nhỏ hơn nhưng nhờ giá rẻ nên tiêu thụ mạnh hơn”.
Những ngả rẽ của nhà sản xuất
Có thể thấy, hàng nhãn riêng của siêu thị tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, đồ uống. Đây là những mặt hàng mà siêu thị có thể đóng dấu bảo chứng chất lượng thông qua quy trình mua và kiểm hàng.
Bà Lâm cho biết: “Những sản phẩm lạ, có sự khác biệt, thể hiện nét tinh tế trong khẩu vị hay kỹ thuật chế biến mới thì công ty bán dưới nhãn SG Food”.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên, phụ trách đối ngoại công ty Kinh Đô nói: “Hàng Kinh Đô gia công cho siêu thị chiếm tỷ lệ rất ít. Lượng hàng này chỉ bán trong siêu thị, nên không đáng kể so với kênh tiêu thụ mạnh nhất của Kinh Đô là cửa hàng bên ngoài, sạp chợ, đại lý... Thêm vào đó, hàng nhãn riêng chỉ là sản phẩm giá rẻ, đơn giản, không có nhiều nét đặc biệt về khẩu vị, mẫu mã...”
Theo ông Nguyễn Hữu Toàn, giám đốc công ty thời trang Sanding – đơn vị đã ngừng làm hàng nhãn riêng cho siêu thị: “Doanh nghiệp nỗ lực để sản xuất nhưng lợi nhuận thấp nên rút cục chỉ siêu thị tăng doanh thu, còn nhà sản xuất thì phập phù lo lắng vì phụ thuộc đầu ra vào họ”.
Bích Thuỷ
Theo SGTT.VN
642 Views
0 comment
1151 Views
0 comment
642 Views
0 comment
2005 Views
0 comment
22376 Views
0 comment
16621 Views
0 comment