if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Từ một làng nghề truyền thống chuyên sản xuất giấy dó thủ công - xã Phong Khê, TP Bắc Ninh, những năm trở lại đây đã chuyển đổi trở thành một làng nghề công nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng giấy các loại hàng đầu phía Bắc, với giá trị sản xuất lên tới cả ngàn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, đi đôi với tăng trưởng kinh tế, Phong Khê đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Con đường trải nhựa phẳng lì rẽ từ quốc lộ 1A cũ, ngay đầu TP Bắc Ninh vào Phong Khê đã quá trưa nhưng vẫn tấp nập nhiều chuyến xe chở đầy ắp giấy, gỗ và than. Hai bên đường, nhiều dinh cư, biệt thự hoành tráng nằm xen lẫn với những nhà xưởng sản xuất, bãi tập kết giấy, gỗ, than và đầy bụi bặm. Ông Nguyễn Quang Thống, Chủ tịch UBND xã Phong Khê, cho biết: “Cả xã Phong Khê hiện có khoảng 2.230 hộ nhưng có tới 185 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp, công suất từ 300 - 2.000 tấn/năm/dây chuyền.
Mỗi dây chuyền thu hút tối thiểu 20 công nhân nên ngoài người dân địa phương, Phong Khê hiện có trên 3.000 lao động ở nhiều nơi khác tới làm việc. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nghề làm giấy của Phong Khê phát triển khá mạnh, năm ngoái, sản lượng giấy cả xã xấp xỉ 200.000 tấn, với giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 1.000 tỷ đồng”. Từ đó, đời sống kinh tế của người dân ở Phong Khê ngày càng thay da đổi thịt, nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng, cả xã không còn hộ nghèo, nhà mái bằng 1 tầng cũng chỉ lác đác vài cái. Thậm chí, vài năm gần đây Phong Khê còn được ví như “làng đại gia”, bởi chuyện nhà lầu, xe hơi đối với nhiều hộ nơi đây đã quá đỗi bình thường. Cả xã có tới trên 300 ô tô, không chỉ vậy, nhiều gia đình với thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm từ buôn bán, sản xuất giấy đã xây những biệt thự nguy nga, mua sắm những chiếc xe sang trọng, đắt tiền đời mới nhất.
Hỏa diệm sơn
Tuy nhiên, đối lập với đời sống kinh tế đang lên thì Phong Khê ngày đang đối mặt với gánh nặng ô nhiễm và bệnh tật. Bất kỳ ai lần đầu tới Phong Khê đều có cảm giác tức ngực và khó thở vì tình trạng đốt than và củi suốt ngày đêm ở các công xưởng sản xuất giấy. Khói bụi cùng với khí CO2 từ việc đốt than, củi khiến không khí nơi đây rất ngột ngạt. Nói như bác sĩ Lê Ngọc Long, Trưởng trạm Y tế xã Phong Khê, cuộc sống người dân nơi đây không khác gì sống chung với “hỏa diệm sơn” vì trung bình mỗi tháng, làng nghề này đốt không dưới 5.000 tấn than và củi để sấy giấy.
Không chỉ có vậy, ở Phong Khê đi đâu cũng gặp những bãi rác, bãi tập kết giấy lộn khổng lồ, bừa bộn và bẩn thỉu, cùng với đó là hàng ngàn khối nước thải mỗi ngày. Thậm chí ngay trước cửa trường mầm non của xã và khu vực trạm y tế cũng bị bao vây bởi rác và hàng chục ống khói của các xưởng sản xuất giấy khiến khu vực này ô nhiễm trầm trọng.
Được biết, thời gian qua, chính quyền địa phương cũng thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên do phát triển ồ ạt, thiếu định hướng và quy hoạch của nhiều cơ sở sản xuất khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phong Khê tiếp tục nặng nề gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Bác sĩ Lê Ngọc Long ái ngại cho biết, hiện nay người dân trong xã đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật về đường hô hấp, ngoài da và tai nạn lao động. Trạm y tế xã ngày nào cũng tiếp nhận không dưới 20 ca bệnh tới khám, trong đó luôn có vài trường hợp do bỏng, ngã và giật điện. Tuy nhiên, đáng lo hơn cả là tình trạng ung thư đang có chiều hướng gia tăng ở Phong Khê, thống kê của y tế xã cho thấy, trong 2 năm qua cả xã có tới 78 người chết vì căn bệnh quái ác này, trong đó không ít người trẻ tuổi
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22496 Views
0 comment
16806 Views
0 comment