Ngành giấy: Tiền tỉ có vượt thách thức?
Thông tin thị trường
  • Author:
  • 02-21-2011
  • Views: 15970
  • Share:

Ngành giấy đã có một năm đột biến về thu hút đầu tư với 8 dự án mới chính thức hoạt động, nhưng những thách thức phải đối mặt cũng không hề nhỏ. Khác với tình trạng im ắng của năm 2009, các nhà đầu tư đã làm “nóng” ngành giấy trong năm 2010 với số vốn đổ vào lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Đầu tư tiền tỉ

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, cả 8 dự án mới với tổng công suất 430.000 tấn/năm được phân bổ vào 3 mảng chính của thị trường là giấy công nghiệp, giấy in viết và giấy tiêu dùng.

Giấy công nghiệp (giấy bao bì) là mảng thu hút nhất với các dự án như Công ty Giấy Vina Kraft tại Bình Dương có vốn đầu tư 3.351 tỉ đồng. Đây là liên doanh giữa Công ty SCG Paper của Thái Lan và nhà sản xuất bao bì của Nhật Rengo, sản xuất sản phẩm chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Công ty Giấy Sài Gòn (SPC)cũng góp mặt với dự án quy mô lớn là nhà máy Mỹ Xuân 2, vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy sẽ giới thiệu sản phẩm ra thị trường vào tháng 4.2011, sau hơn 1 năm chạy thử nghiệm.

Sức hút của ngành giấy còn được thể hiện qua việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất bột giấy và giấy (gồm 4 dây chuyền sản xuất của Canada) để xây 4 nhà máy mới tại Kon Tum, Đồng Nai, Quảng Ngãi và Lâm Đồng từ năm 2010, quy mô 6.000 tỉ đồng. Mới đây, Công ty Giấy Bãi Bằng đã khánh thành nhà máy giấy in báo cao cấp, sản xuất hoàn toàn từ giấy tái chế qua khử mực, tổng vốn đầu tư 520 tỉ đồng.

Ở mảng giấy tiêu dùng, vào tháng 7.2010, Công ty Giấy Diana đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất giấy tissue rộng 10 ha tại Bắc Ninh, sử dụng nguyên liệu bột khử mực với dây chuyền nhập của Andritz (Áo). Mức đầu tư của dự án khoảng hơn 20 triệu USD.

Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, nhận định, lượng vốn hàng ngàn tỉ đồng đổ vào ngành giấy năm vừa qua là tín hiệu tốt, đưa ngành tiến đến khả năng đáp ứng được tốc độ tăng trưởng 11%/năm, góp phần hạn chế nhập khẩu giấy và nguyên liệu giấy.

Thách thức song hành

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư nhiều không đồng nghĩa với việc không có thách thức. Bà Nguyễn Bạch Như Lan, Phó Giám đốc Công ty Xây dựng và Dịch vụ Môi trường Trái Đất Xanh (TP.HCM) cho biết, sản xuất giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm nguồn nước nhất. Ngoại trừ doanh nghiệp lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng nguyên liệu chất lượng; còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất hay sử dụng nguồn giấy phế liệu để sản xuất. Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn khá lạc hậu, nhiều doanh nghiệp không có đủ kinh phí đầu tư trang thiết bị hiện đại. Chẳng hạn, để sản xuất ra 1 tấn giấy thành phẩm, các nhà máy thường cần từ 30-100 m3 nước, trong khi mức sử dụng ở nhà máy hiện đại là 7-15 m3 nước/tấn giấy. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn nước sạch, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn góp phần đưa ra sông, rạch một lượng nước thải khổng lồ mỗi ngày.

Ông Bảo, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, cho biết so với đầu năm 2010, chi phí sản xuất giấy đã tăng khoảng 30% (tùy chủng loại), còn giá bán sản phẩm mới tăng từ 14-20% và vẫn thấp hơn giá bán giấy nhập khẩu. Do đó, dù đã tăng giá bán nhưng số nhà sản xuất có lãi nhờ chủ động nguyên liệu là rất ít, phần đông là hòa vốn hoặc lỗ, thậm chí phải ngừng sản xuất. Ông Cao Tiến Vị, Tổng Giám đốc SPC, nói: “Tổng doanh thu năm 2010 của Công ty là 750 tỉ đồng, nhưng không đạt hiệu quả kinh doanh do lỗ đến 20 tỉ đồng vì biến động tỉ giá. Chúng tôi chỉ hy vọng hòa vốn trong năm 2011”.

Một nguyên nhân nữa gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp giấy là lộ trình cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào năm 2012, Việt Nam sẽ giảm thuế giấy nhập khẩu xuống còn 20%. Nhưng từ tháng 9.2008, Bộ Tài chính đã rút ngắn lộ trình và áp dụng luôn mức thuế nhập này. Điều này đã mở đường cho các nước sản xuất giấy lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật sớm có cơ hội tràn vào thị trường Việt Nam, trong khi doanh nghiệp trong nước chưa đủ lực để cạnh tranh.

Ông Ponthep Tuntavadcharom, Giám đốc Marketing Công ty Vina Kraft, cho rằng tình trạng cung vượt cầu ở một số nước thời gian qua có thể đưa Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm dư thừa với giá rẻ gấp nhiều lần so với các sản phẩm giấy nội địa, từ đó gây ra sự cạnh tranh giá không lành mạnh, làm xáo trộn thị trường.

Ngoài ra, đa phần các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đều cho rằng, những rào cản chính đối với sự phát triển của ngành là vốn đầu tư và nhân lực chất lượng cao. “Lãi suất vay vốn dao động từ 15-18%/năm cộng với 10% phí môi trường là những điều tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của chúng tôi”, ông Vị thuộc SPC chia sẻ. Vì vậy, một chính sách rõ ràng và minh bạch, cụ thể là quy hoạch ổn định của ngành giấy ít nhất trên 10 năm sẽ là động lực lớn giúp các doanh nghiệp trong ngành có thể phát triển.

Tuy nhiên, vượt trên những rào cản này, với chỉ số tiêu thụ giấy 25 kg/người/năm, chỉ bằng 1/6 của Singapore thì tiềm năng phát triển của ngành giấy Việt Nam còn khá lớn.

Vĩnh Bảo (Theo Nhịp cầu Đầu tư)

# TAG
  • Share:
0 Comments write a comment
related news
Latest News
“Prosperous Spring - Lucky Red Gifting 2024” EVENT'S RESULT ANNOUNCEMENT 03-16-2024 | Company Activities

703 Views

0 comment

PRIVACY NOTICE 01-11-2024 | Term of Using

625 Views

0 comment

NOTICE OF CHANGE OF ADDRESS OF HOCHIMINH CITY REPRESENTATIVE OFFICE 12-29-2023 | Company Activities

1237 Views

0 comment

FEATURED NEWS
“Prosperous Spring - Lucky Red Gifting 2024” EVENT'S RESULT ANNOUNCEMENT 03-16-2024 | Company Activities

703 Views

0 comment

Announcement for the results of “Hai Loc Dau Xuan Nam 2022” 03-10-2022 | Company Activities

2065 Views

0 comment

NOTICE OF INVOICE ISSUANCE 12-14-2021 | Company Activities

2342 Views

0 comment

MOST VIEWED NEWS
Trade fairs not attractive to businessmen any more 03-09-2011 | Company Activities

22496 Views

0 comment

FPT IS installs ERP Oracle eBusiness Suite for Saigon Paper 05-29-2008 | Company Activities

16806 Views

0 comment

December 2011 Newsletter 12-06-2011 | Company Activities

12522 Views

0 comment

NEWS CATEGORY
BY YEAR