Ngành giấy tăng trưởng mạnh
Thông tin thị trường
  • Author:
  • 11-07-2013
  • Views: 68178
  • Share:

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), trong 5 năm qua ngành sản xuất giấy đã tăng trưởng mạnh với tốc độ 15-17%/năm. Năm 1975, tổng sản lượng giấy của cả nước chỉ được 28 nghìn tấn/năm, nhưng nay đã vượt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng được 64% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Báo cáo của VPPA cho biết, tổng lượng giấy tiêu thụ cả nước ta trong năm 2012 vừa qua lên tới 2,9 triệu tấn giấy các loại. Trong khi các nước phát triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/người/năm, thì người dân các nước châu Á có mức tiêu thụ giấy chưa nhiều, bình quân đạt 40 kg/người/năm. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp hơn, mới chỉ đạt hơn 30 kg/năm. Sức tiêu thụ giấy của người dân nước ta đã liên tục tăng nhanh trong những năm qua: năm 2010 bình quân sử dụng 26,44 kg/năm/người; năm 2011 đạt 29,61 kg/năm/người; năm 2012 đạt 32,7 kg/năm/người. Với 88 triệu dân và mức sống ngày càng được nâng cao đã mở ra thị trường rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam. Tổng cầu giấy không ngừng tăng lên qua từng năm. Năm 2010, cả nước tiêu dùng 2,294 triệu tấn giấy, bao gồm: 45,2 nghìn tấn giấy in báo; 444 nghìn tấn giấy in, giấy viết; 1.551,9 nghìn tấn giấy bao bì; 43,3 nghìn tấn giấy tissue; 210 nghìn tấn giấy vàng mã. Năm 2011, tổng tiêu thụ 2,599 triệu tấn giấy, bao gồm: 57,8 nghìn tấn giấy in báo; 515 nghìn tấn giấy viết và in; 1.730 nghìn tấn giấy bao bì; 76,1 nghìn tấn giấy tissue và 220 nghìn tấn giấy vàng mã. Năm 2012, tổng lượng tiêu dùng giấy đã lên 2,9 triệu tấn, bao gồm 70 nghìn tấn giấy in báo; 595 nghìn tấn giấy viết và in; 1.975 nghìn tấn giấy bao bì; 83,1 nghìn tấn giấy tissue, riêng tiêu dùng giấy vàng mã sụt giảm chỉ còn 190 nghìn tấn – thấp hơn cả năm 2009.   

Ngành công nghiệp giấy nước ta không ngừng phát triển. Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được xây dựng nhưng đều có công suất dưới 20.000 tấn/năm như Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Bột giấy Văn Điển, Nhà máy Giấy Đồng Nai, Nhà máy giấy Tân Mai… Đến năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam đạt được 72 ngàn tấn/năm nhưng sản lượng thực tế chỉ 28 ngàn tấn/năm, một con số quá nhỏ nhoi so với nhu cầu tiêu thụ hơn 2 triệu tấn. Thế nhưng chỉ hơn 30 năm sau, ngành giấy đã đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký VPPA cho biết, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã có mặt ở thị trường 18 nước trên thế giới (thị phần nhiều nhất là vào các thị trường Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản…), với kim ngạch năm 2012 đạt 425 triệu USD. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu giấy hiện chỉ bằng 1/3 so với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Năm 2012, cả nước đã nhập khẩu 1,216 triệu tấn giấy các loại với trị giá 1,164 triệu USD, nguồn nhập nhiều từ Trung Hoa và Indonesia.

Năng lực sản xuất bột giấy của Việt Nam cũng tăng rất nhanh. Sản lượng bột giấy sản xuất trong nước năm 2010 đạt 345,9 nghìn tấn; năm 2011 đạt 373,4 nghìn tấn. Năm 2012, sản lượng bột giấy nước ta thiết lập mức tăng trưởng khủng, cao hơn 30% so với năm 2011, đạt tới 484,3 nghìn tấn. Tuy nhiên, với khối lượng này còn xa mới đáp ứng được nhu cầu cho ngành sản xuất giấy, bởi vậy hàng năm nước ta vẫn còn phải nhập khẩu lượng bột giấy và các sản phẩm giấy với lượng gần tương đương sản lượng trong nước.

Với tài nguyên rừng trù phú có thể phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp giấy, nhưng lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát triển hiệu quả. Dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai, một dạng nguyên liệu thô trong ngành giấy, thế nhưng loại nguyên này gần như được xuất khẩu hết ra nước ngoài, với lượng xuất khẩu tăng gần 10 lần trong 10 năm qua. Năm 2001, cả nước chỉ xuất khẩu 400 ngàn tấn dăm gỗ, nhưng năm 2011 xuất khẩu tới 5,4 triệu tấn để vươn tới vô địch thế giới về xuất khẩu dăm gỗ. Năm 2012, xuất khẩu dăm gỗ tuy giảm, nhưng vẫn còn ngất ngưởng tới 3 triệu tấn dăm khô. Có một nghịch lý là, các nước mua nguyên liệu dăm của Việt Nam, rồi sản xuất ra giấy thành phẩm hoặc bột giấy, sau đó bán trở lại Việt Nam với giá cao. Giá xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản trong năm vừa qua chỉ khoảng 110 đến 120 USD/tấn trong khi giá nhập khẩu bột giấy ở mức trung bình 900 đến 1.000 USD/tấn.

Để đối phó với tình trạng thiếu nguyên liệu, ngành sản xuất giấy của Việt Nam phát triển mạnh ở lĩnh vực tái chế giấy. Tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng dùng làm nguyên liệu trong tổng nguyên liệu sản xuất giấy ở Việt Nam là 70%. Các loại giấy thu hồi gồm giấy carton (OCC), giấy báo (NP) và tạp chí (OMG), giấy lề (phế thải trong gia công)… được nhập vào Việt Nam từ nhiều nước, chủ yếu từ Mỹ, Nhật, New Zealand. Gần 100% giấy bao bì, 90% giấy tissue và 60% giấy in báo đều làm từ giấy tái chế. 

Tái sử dụng giấy tối đa là mục tiêu nhiều nước đang nhắm đến để tận dụng nguồn nguyên liệu, giảm giá thành, giảm phá rừng và bảo vệ môi trường. Năng lực tái chế giấy của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh. Năm 2000 sản lượng giấy tái chế tiêu thụ là 240 nghìn tấn, bao gồm tái chế trong nước 121 nghìn tấn, nhập khẩu 120 nghìn tấn, tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng đạt 24%. Năm 2010, tổng lượng giấy tái chế tiêu thụ 1.004 nghìn tấn, trong đó thu hồi trong nước đạt 734,2 nghìn tấn, nhập khẩu 269,7 nghìn tấn. Năm 2011, tổng lượng giấy tái chế được tiêu thụ đạt 1.193,2 nghìn tấn, bao gồm 883,6 nghìn tấn thu hồi trong nước và 309,6 nghìn tấn nhập khẩu. Năm 2012, tổng lượng giấy tái chế được tiêu thụ 1.450,4 nghìn tấn, bao gồm 987,1 nghìn tấn thu hồi trong nước và 463,2 nghìn tấn nhập khẩu.

Các chuyên gia nhận định, mặc dù năng lực sản xuất giấy tăng lên, nhưng năm 2013 sẽ gặp khó khăn ở đầu ra. Theo VPPA, suy thoái kinh tế vẫn đang ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ tồn kho của ngành giấy. Số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Công thương, sau 2 tháng đầu năm nay, lượng giấy tồn kho đã tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2011. Ông Bảo nhận định: “Do lượng tiêu thụ giảm, nên năm 2012, một số đơn vị sản xuất giấy trong nước buộc phải cắt giảm sản lượng, thậm chí là ngừng sản xuất, nhằm giảm thấp nhất số lượng giấy thành phẩm tồn kho, đồng thời thị trường đang có sự cạnh tranh lớn về chính sách bán hàng giữa các đơn vị sản xuất, thương mại”.

Bộ Công thương dự báo, sản lượng giấy trong nước năm 2013 dự kiến sẽ đạt 2,18 triệu tấn giấy các loại, tăng 17,7% so với năm 2012. Do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong năm 2013, ngành giấy tiếp tục phải nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn giấy, trị giá 1.350 triệu USD, bao gồm bột giấy, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp...   

                                                                                                                            Theo TBKTVN

# TAG
  • Share:
0 Comments write a comment
related news
Latest News
“Prosperous Spring - Lucky Red Gifting 2024” EVENT'S RESULT ANNOUNCEMENT 03-16-2024 | Company Activities

642 Views

0 comment

PRIVACY NOTICE 01-11-2024 | Term of Using

573 Views

0 comment

NOTICE OF CHANGE OF ADDRESS OF HOCHIMINH CITY REPRESENTATIVE OFFICE 12-29-2023 | Company Activities

1151 Views

0 comment

FEATURED NEWS
“Prosperous Spring - Lucky Red Gifting 2024” EVENT'S RESULT ANNOUNCEMENT 03-16-2024 | Company Activities

642 Views

0 comment

Announcement for the results of “Hai Loc Dau Xuan Nam 2022” 03-10-2022 | Company Activities

2005 Views

0 comment

NOTICE OF INVOICE ISSUANCE 12-14-2021 | Company Activities

2273 Views

0 comment

MOST VIEWED NEWS
Trade fairs not attractive to businessmen any more 03-09-2011 | Company Activities

22376 Views

0 comment

FPT IS installs ERP Oracle eBusiness Suite for Saigon Paper 05-29-2008 | Company Activities

16621 Views

0 comment

December 2011 Newsletter 12-06-2011 | Company Activities

12455 Views

0 comment

NEWS CATEGORY
BY YEAR