if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Sáng ngày 23/11/2010, tại khách sạn Kim Đô (133 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM), đã diễn ra hội thảo "Thị trường giấy tiêu dùng: Thực trạng và những nguy cơ bị bỏ ngỏ". Hội thảo này do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao phối hợp với Công ty CP Giấy Sài Gòn tổ chức nhằm cảnh báo, đánh động những nguy cơ của sản phẩm giấy tiêu dùng kém chất lượng đối với sức khoẻ của người tiêu dùng và những vấn đề còn bỏ ngỏ trong quản lý chất lượng, tiêu chuẩn.
Thị trường giấy tiêu dùng (giấy vệ sinh - Toilet Tissue Paper, giấy ăn - Napkin Tissue, giấy lau mặt, trang điểm - Facial Tissue, ) hiện nay rất phong phú về mẫu mã, chủng loại, nhãn hiệu, nguồn gốc, xuất xứ. Theo kết quả thống kê vừa được công bố trong tháng 10/2010 của Công ty nghiên cứu thị trường Neilsen, thị trường Việt Nam đang có khoảng 432 nhãn hiệu giấy tiêu dùng.
Với sự đa dạng như trên, chất lượng, mức độ an toàn với sức khoẻ của các sản phẩm này cũng khác nhau. Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm là những loại giấy được sản xuất từ nguyên liệu, công nghệ không đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ của người sử dụng.
Công luận đã từng lên tiếng về tình trạng giấy "bẩn", giấy kém chất lượng và nguy cơ với sức khoẻ của người tiêu dùng. Có những nguồn sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền cũ kỹ, lạc hậu, nguồn nguyên liệu không được đảm bảo, kỹ thuật xử lý – tái chế rất cẩu thả nên dư lượng hóa chất, chất bẩn và vi khuẩn rất cao trong giấy thành phẩm. Các loại giấy thiếu an toàn này có khả năng gây dị ứng, tổn thương, tiêu chảy… Đặc biệt là với trẻ em và những người sức khỏe không thực sự ổn định. Hơn nữa, có những nguồn giấy được nhập khẩu từ Trung Quốc được cảnh báo là có hàm lượng chất gây nguy cơ ung thư cao vẫn đang được bán rất nhiều trên thị trường.
Trong tình hình đó, hiện nay, mới chỉ có "tiêu chuẩn Việt Nam" về định lượng và hình thức để phân loại giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn giấy, còn hầu như chưa có những tiêu chuẩn quản lý chất lượng hoặc những quy định cụ thể dành cho lĩnh vực sản phẩm này để có thể phân định những sản phẩm an toàn hoặc có biện pháp ngăn trừ với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, giúp thị trường được minh bạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Ngay cả các cơ quan chức năng có liên quan cũng ngại đề cập vì chưa có những tiêu chuẩn, khảo cứu cụ thể ngoài thực tế dễ nhận thấy: Giấy không an toàn có thể có nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng.
Mặt khác, do thiếu thông tin, người tiêu dùng đang có nhiều ngộ nhận đối với lĩnh vực sản phẩm này. Thứ nhất, rất nhiều người tiêu dùng không nhận thức được nguy cơ có thể có từ những sản phẩm thiếu an toàn đang được sử dụng hằng ngày. Thứ hai, phần lớn đều tin rằng giấy càng trắng sẽ càng sạch. Trong khi, trên thực tế, có nhiều loại giấy rất trắng do được sử dụng chất tẩy cực mạnh, vẫn còn dư lượng lớn hoá chất tẩy trắng và các hoá chất, tạp chất khác, có thể có dị ứng cho da, tiêu hoá và những nguy cơ khác. Một quan niệm phổ biến khác là "các loại giấy đều như nhau" nên một số người ưu tiên cho sản phẩm giá rẻ. Tuy nhiên, nếu được so sánh kỹ về trọng lượng, chất lượng, nhiều sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc không đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
Một vấn nạn khác trên thị trường giấy tiêu dùng là hàng giả, hàng nhái theo các nhãn hiệu uy tín. Trong thời gian qua, nhiều nhãn hiệu lớn đã liên tục "kêu cứu", báo động về tình trạng bị nhái - giả nghiêm trọng. Có nhiều mẫu sản phẩm bị nhái bao bì, hình thức gần giống hoàn toàn với hàng thật, giá bán gần tương đương nhưng bên trong là những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không đảm bảo được chất lượng, độ an toàn... Vấn nạn này đang có xu hướng diễn biến phức tạp trong mùa tiêu dùng cao điểm.
Vấn nạn hàng nhái - hàng giả đe doạ quyền lợi của cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Người tiêu dùng phải mua những sản phẩm không đảm bảo. Trong khi đó, những doanh nghiệp lớn, có sự đầu tư nghiêm túc cho thương hiệu và chất lượng sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài đầu tư về công nghệ, kỹ thuật, nguyên liệu, con người..., các doanh nghiệp này còn chịu rất nhiều khoản thuế và chi phí khác, trong đó, có thuế và chi phí bảo vệ môi trường. Ngược lại, những cơ sở sản xuất hàng nhái, hàng giả, chẳng những không phải chịu các loại thuế, chi phí tương tự, mà còn gây tổn hại cho môi trường do quá trình xử lý chất thải thô sơ, thiếu kỹ thuật và trách nhiệm... Do đó, nếu không được khắc phục, vấn nạn hàng nhái - hàng giả sẽ khiến những doanh nghiệp chân chính hoàn toàn bị thiệt thòi, không có cơ hội phát triển và phục vụ người tiêu dùng trong nước như nỗ lực và mong đợi chung của toàn xã hội.
Những vấn đề này được trình bày và thảo luận tại hội thảo với sự tham dự của Hiệp hội giấy và Bột giấy Việt Nam, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, Hội sở hữu trí tuệ TP.HCM, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng, các chuyên gia, bác sĩ, đại diện các doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới truyền thông.
(Saigonpaper)
642 Views
0 comment
1151 Views
0 comment
642 Views
0 comment
2005 Views
0 comment
22376 Views
0 comment
16621 Views
0 comment