if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Theo kết quả thống kê vừa được công bố trong tháng 10/2010 của Công ty Nghiên cứu thị trường AC Neilsen, Việt Nam đang có khoảng 432 nhãn hiệu giấy tiêu dùng. Thế nhưng hiện nay chỉ mới có "tiêu chuẩn Việt Nam" về định lượng và hình thức để phân loại giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn giấy... còn hầu như chưa có những tiêu chuẩn quản lý chất lượng hoặc những quy định cụ thể dành cho các loại sản phẩm này.
Giấy an toàn: Không nói không biết
Thị trường giấy tiêu dùng (giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy lau mặt, trang điểm...) hiện nay rất phong phú về mẫu mã, chủng loại, nhãn hiệu. Tuy nhiên, mức độ an toàn với sức khỏe của các sản phẩm này cũng khác nhau, chất lượng đang còn là vấn đề lớn.
Người tiêu dùng cần có hiểu biết để chọn đúng sản phẩm giấy tiêu dùng - Ảnh H.T
Đa phần các DN giấy đều có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất lạc hậu, nguồn nguyên liệu không được đảm bảo, kỹ thuật xử lý, tái chế cẩu thả tạo dư lượng hóa chất, chất bẩn và vi khuẩn trong giấy thành phẩm rất cao, khả năng gây dị ứng và những nguy cơ tiềm ẩn không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng (NTD).
Bên cạnh đó, những nguồn giấy tiêu dùng được nhập khẩu từ Trung Quốc được cảnh báo là có hàm lượng chất gây ung thư cao vẫn đang được bán nhiều trên thị trường.
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPA), cho biết “Hiện nay, các DN, cơ sở sản xuất giấy nhỏ lẻ không hề có sẵn nguồn nguyên liệu cũng như hệ thống xử lý nước thải, thậm chí kho bãi thu mua giấy vụn cũng không có”.
Người tiêu dùng đang thiếu thông tin hoặc đang ngộ nhận về giấy tiêu dùng, chất lượng và giá cả của các loại giấy.
Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, nhiều năm qua, thị trường giấy tiêu dùng ít thấy quảng bá trên thị trường, do lượng sử dụng trước đây không cao và sản phẩm giả không nhiều.
Nhưng gần đây, hiện tượng giấy giả lại rộ lên, đặc biệt, từ khi có cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thì tình trạng càng khó kiểm soát. Nhiều sản phẩm nhái nhìn giống tới 99%, dân trong nghề cũng khó phân biệt được.
Phòng xa hơn tránh gần
Hiện nay, giấy tiêu dùng chỉ có cái tên gọi chung là “giấy vệ sinh" hay "khăn giấy”. Mặc dù các nhà sản xuất có phân loại sử dụng, nhưng dường như trừ số ít người tiêu dùng để ý dùng đúng loại: giấy sử dụng thay khăn tay, giấy dùng thay khăn ăn, giấy dùng cho vệ sinh... Đa số người tiêu dùng sử dụng giấy vệ sinh “ba trong một” nhiều chức năng!
Từ đó, hiện tượng giấy vệ sinh được cắt xếp thành miếng tại các nhà vệ sinh công cộng cũng được đặt trên bàn ăn trong rất nhiều quán ăn một cách phản cảm đã trở thành quen thuộc đến bình thường.
Theo các chuyên gia về ngành giấy, các loại giấy này được sản xuất theo cách tận dụng lại giấy cũ, dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng đã tích lũy chất policlobiphenyl.
Vì thế, việc dùng lại giấy cũ và với kỹ thuật sản xuất gia công giấy lạc hậu như hiện nay sẽ cho ra các sản phẩm giấy không hợp vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ gây độc rất cao.
Luật gia Phan Thị Việt Thu, Tổng thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM đề nghị Chính phủ nên ấn định rõ tiêu chuẩn sản xuất các loại giấy để có cơ sở kiểm tra chất lượng.
Qua đó, theo dõi kiểm soát quá trình làm ra giấy vệ sinh và giấy ăn của các cơ sở sản xuất, nhất là đối với các cơ sở thủ công, từ khâu nguyên liệu, mức độ sử dụng hóa chất, và cả hệ thống xử lý nước thải để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Giấy vệ sinh và giấy ăn phải được đưa vào danh sách kiểm tra thường xuyên của đơn vị quản lý thị trường, chứ không nên bỏ ngỏ như hiện nay; phải có chế tài đối với các cơ sở sản xuất vi phạm và cả những cơ sở kinh doanh còn sử dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn.
BÍCH LOAN
Theo http://doanhnhansaigon.vn
642 Views
0 comment
1151 Views
0 comment
642 Views
0 comment
2005 Views
0 comment
22376 Views
0 comment
16621 Views
0 comment