if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Nói đến Kaizen, người ta sẽ liên tưởng đến những chiến dịch, cuộc thi do Ban Đảm bảo chất lượng tổ chức nhằm tìm ra những cải tiến cho doanh nghiệp, những cải tiến nào đó to lớn lắm. Song, ít ai nghĩ rằng, Kaizen là cho chính mình và có thể tự tìm tòi, thực hiện.
Tại Công ty Giấy Sài Gòn, Ban điều hành hoạt động sáng kiến cải tiến Công ty, gọi tắt là Ban Kaizen được thành lập từ năm 2012. Trước đây hoạt động này đã có nhưng không được bài bản và có người dẫn dắt. Theo báo cáo Kaizen tại Toyota, mỗi nhân viên đóng góp 60-70 ý tưởng mỗi năm. Trong 40 năm họ có được khoảng 20 triệu ý tưởng cải tiến và đã sử dụng 90% các ý tưởng đó vào các hoạt động của họ.
SGP cũng có thể tận dụng được những trí tuệ tập thể, cải tiến để giảm chi phí và làm tăng hiệu quả công việc, bằng cách vực dậy lĩnh vực này một cách mạnh mẽ hơn. Sau khi phát động thời điểm đó, BĐH Kaizen nhận được 16 cải tiến. Từ tháng 7/2015 đến hiện nay, Ban kaizen đã công nhận 6 ý tưởng cải tiến. Phần lớn các ý tưởng này đem lại hiệu quả cụ thể tính ra hiện kim khá tốt, một ý tưởng chưa được thực hiện nhưng cũng đã được Ban Kaizen công nhận. 2 sáng kiến gần đây nhất được Ban lãnh đạo quan tâm vì dự án mang lại lợi nhuận cao và ít chi phí đầu tư. Đó là các dự án:
- Tiết kiệm nước sạch ở OCC2 của Anh Đặng Quốc Nam – Kỹ thuật viên line IP - đã được công nhận Kaizen vào tháng 08/2015.
- Giảm chi phí xử lý nước thải của Anh Đỗ Văn Thủy –Giám sát line Tisssue - đang thực hiện và chờ kết quả nghiệm thu.
Anh Nam cho biết” do trước đây trong dây chuyền có 1 số điểm dùng nước sạch để pha loãng bột, khiến lượng nước sạch dùng nhiều, lượng nước xử lý cao, làm phát sinh chi phí nên cố gắng tối ưu lại hệ thống nước bằng cách dùng hợp lý nước trắng trong dây chuyền, giảm lượng nước sạch, tiết kiệm chi phí nước sạch cũng đồng thời là tiết kiệm chi phí xử lý nước thải”. Ý tưởng này đã được anh ấp ủ từ lâu và đã thựchiện từ tháng 12 năm ngoái, lúc này cũng anh chưa nghĩ tới Kaizen,chỉ nghĩ đến làm sao để cải thiện hiệu quả công việc. Và kết quả mang lại được nhiều ưu điểm trong sản xuất, giảm lượng nước sạch xuống còn 1.8 – 2m3/tấn bột, mỗi ngày tiết kiệm được hơn 1000m3nước sạch.
Anh Đặng Quốc Nam – nhận giải thưởng Kaizen tháng 08
Cũng đồng quan điểm với anh Nam, anh Thủy cũng nói thêm “Nhiều khi anh em sản xuất chúng tôi chỉ nghĩ trách nhiệm phải làm sao để cho dây chuyền chạy tốt thì làm thôi. Nhiều khi nghe mọi người nói là sao dây chuyền hiện đại như thế mà để xả nước xả bùn ra không xử lý được, nghe cũng thấy buồn buồn, bây giờ mình giải quyết được việc này rồi, thấy vui trong lòng”. Dự án của anh Thủy được thực hiện vào đầu tháng 06/2015, anh nhận thấy năng suất hoạt động của DAF2 DIP đang dư, trong khi lưu lượng nước thải của xeo tissue MX1 cũng ít, nằm trong khả năng xử lý của DAF2 DIP nên anh đã cho thực hiện cắt đường nước này khỏi DAF2 MX1, chuyển luôn về DAF2 DIP xử lý để tiết kiệm nước và chủ động nguồn nước, Tuy có gặp một chút khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng nhờ sự ủng hộ và khuyến khích từ đồng nghiệp, cấp trên, nên cuối cùng dự án cũng thành công, tạo thêm động lực cho anh em trong sản xuất.
Anh Đỗ Văn Thủy – Giám sát line Tisssue
Trong những câu chuyện kể chưa bao giờ nghe nhắc đến chữ “phần thưởng”, vì mục đích các anh làm không phải vì vật chất, không phải vì lợi ích cá nhân, mà chỉ đơn thuần là mang lại lợi nhuận cho Công ty. Nhưng khi được hỏi về việc khen thưởng, cả hai anh đều dí dỏm chia sẻ: “Khen thưởng à? Tôi nghĩ mọi người sẽ rất vui nhưng nếu có khen thưởng thì nên khen tập thể, có thể trong xưởng ai đó có ý tưởng nhưng khi thực hiện thì làm cả đội”.
Những người đã thực hiện Kaizen đóng vai trò rất quan trọng trong công tác truyền lửa để động viên kích thích anh em đồng nghiệp tích cực tham gia để phong trào Kaizen được lớn mạnh, lan tỏa cả Công ty. Không phải Kaizen chỉ dành cho khối sản xuất, mà cả khối văn phòng, bán hàng, vận chuyển … nữa, đâu đó vẫn cần có những ý tưởng cải tiến lớn, nhỏ; âm thầm thực hiện, bộ phận Kaizen luôn mong muốn, khích lệ, khơi gợi, là cầu nối hỗ trợ các anh em mạnh dạn thực hiện và phát huy ý tưởng của mình.
Sắp tới đây, bộ phận Kaizen sẽ tổ chức đào tạo cho toàn công ty để làm sao đưa mỗi nhân viên trở thành những “chiến binh Kaizen”. Từ đó, có thể cải tiến liên tục hiệu quả làm việc, mỗi người góp một phần để làm nên thành công lớn, giúp công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
654 Views
0 comment
1161 Views
0 comment
654 Views
0 comment
2015 Views
0 comment
22389 Views
0 comment
16634 Views
0 comment