if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Cuộc hôn nhân từng được kỳ vọng giữa SGP và Daio Paper đã kết thúc êm ả với sự xuất hiện đúng lúc của một cổ đông mới.
“Điều mà tôi quan tâm nhất lúc này là sự tồn tại và phát triển tiếp tục của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn (SGP). Nếu công ty không tồn tại, mọi tính toán đều vô nghĩa”. Đây là câu đầu tiên mà nhà sáng lập SGP, ông Cao Tiến Vị chia sẻ ngay sau khi nhận vị trí Tổng giám đốc SGP, trao lại chức danh Chủ tịch HĐQT cho ông Mai Hữu Tín, nhà đầu tư thế chân Tập đoàn Daio Paper tại SGP.
Cuộc chia tay êm ả
Năm 2011, khi Daio Paper của Nhật Bản (Tập đoàn giấy lớn thứ 3 của Nhật), đầu tư 33,81% cổ phần vào SGP, ông Cao Tiến Vị đã dành một mỹ từ để nói về đối tác chiến lược của mình, đó là “người cùng thuyền”.
Có thể hiểu được cảm xúc của ông Vị lúc đó.
“Thời điểm mà đối tác Daio Paper quyết định đầu tư vào SGP và Quỹ Bridgehead (thuộc Ngân hàng Phát triển Nhật Bản - DBJ) đầu tư 14,49% là một bước ngoặt đối với SGP. Lúc đó, Công ty đang khó khăn về tài chính, nhưng các nhà đầu tư đã tin tưởng và cam kết đầu tư dài hạn”, ông Vị nhớ lại.
Có lẽ, sự tận lực và chấp nhận chia sẻ khó khăn của Daio Paper với SGP trong suốt thời gian qua là điều mà cho đến khi chữ ký cuối cùng của các bên vào những văn bản pháp lý được đặt xuống, chính thức xác nhận sự thoái vốn khỏi SGP của Daio Paper, ông Vị vẫn dành cho đối tác của mình một tình cảm trân trọng.
Không giống như những cuộc chia tay với tâm trạng không mấy thoải mái thường thấy trong các thương vụ M&A, với cuộc chia tay này, theo ông Vị, thể hiện sự hài lòng của các bên. Nhất là khi Daio Paper rơi vào thời điểm khủng hoảng nội bộ, một kịch bản mà không ai có thể lường được.
Tháng 9/2011, vụ bê bối đánh bạc của cựu Chủ tịch Mototaka Ikawa bị phanh phui. Tiếp đó, tháng 6/2012, Daio Paper bị chính đối thủ Hokuetsu Kishu Paper lên kế hoạch mua lại trong một thương vụ có giá trị lên đến 10 tỷ yên để sở hữu 20% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của Daio Paper.
Và các câu chuyện nội bộ phức tạp của Daio Paper đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của SGP. “Chúng tôi đã thảo luận với Daio Paper từ cuối năm 2012 về cách giải quyết. Khi đó, chúng tôi phải mất hơn 6 tháng để tìm ra phương án. Các bên quyết định tìm kiếm đối tác thay thế. Daio Paper hiểu rằng, thoái vốn, họ sẽ thu hồi được một phần vốn và bảo toàn danh tiếng. Nếu dùng dằng, thì chẳng ai được lợi gì cả”, ông Vị chia sẻ và cho rằng, cả hai bên đều đã đạt được những mục tiêu từ phương án chủ động này.
Đối với SGP, điều tối quan trọng là chấm dứt tình trạng ngưng trệ. Và với Daio Paper, Tập đoàn này thu hồi được một phần vốn để bảo toàn.
Những câu chuyện hậu trường
Tất nhiên, trên thực tế, mọi việc không diễn ra đơn giản như câu chuyện kể lại. Nhất là khi Daio Paper không phải là một nhà đầu tư tài chính. Khi quyết định đầu tư vào SGP, Tập đoàn này đã xác định mục tiêu lâu dài.
Ông Vị kể lại, Daio đã lên các kế hoạch tốt đẹp và lâu dài trong cuộc hôn nhân với SGP, khi họ nhìn thấy tiềm năng lớn ở thị trường Việt Nam với quy mô lớn, nhu cầu còn nhiều, không có nhiều nhà máy sản xuất chủng loại giấy tiêu dùng và giấy công nghiệp như SGP. Hơn thế, nhà máy của SGP cũng phù hợp với định hướng của Daio Paper là sản xuất các sản phẩm giấy ở Việt Nam để xuất khẩu sang Nhật với chi phí thấp hơn…
“Đó là những dự định tốt đẹp và lâu dài. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc, thị trường Nhật suy thoái, bản thân Daio Paper rơi vào những câu chuyện phức tạp trong nội bộ. Rất tiếc, phản ứng của Daio Paper trong hoạt động của SGP với tư cách là nhà đầu tư chiến lược thời điểm đó lại là chờ đợi”, ông Vị thẳng thắn.
Khi Daio Paper thay đổi chiến lược, không tiếp tục đầu tư vào SGP, SGP gần như không hoạt động, thua lỗ, tinh thần nhân viên rệu rã. Chính vào thời điểm đó, ông Vị thấy mình cần phải quay lại và tiếp nhận quyền điều hành từ đầu năm 2013.
Các kế hoạch cải tổ, cắt giảm chi phí ngay lập tức được thực hiện. Sau 7 tháng (tính tới tháng 7/2013), SGP đã có được kết quả khả quan với lãi gộp tăng 21%, lợi nhuận trước thuế tăng gần 60 tỷ đồng.
Cùng với đó, ông Vị quyết định bổ nhiệm ông Denis Lafreniere làm Tổng quản lý điều hành sản xuất, vận hành của SGP. Và quyết định cuối cùng, nhưng rất quan trọng, đó là sự thống nhất để Daio ra đi.
“Với người Nhật, đây thực sự là quyết định khó khăn. Do vậy, tôi mất khá nhiều thời gian để thuyết phục họ. May mắn là chúng tôi đã tìm được sự đồng thuận”, ông Vị chia sẻ.
Kết thúc có hậu
Mối thâm tình nhiều năm giữa nhà sáng lập SGP Cao Tiến Vị với nhà đầu tư Mai Hữu Tín đã góp phần mang đến một kết quả có hậu với SGP.
Tháng 8/2013, ông Mai Hữu Tín đã quyết định đầu tư vào SGP để tiếp nhận 33,81% cổ phần từ Daio Paper của Nhật Bản. Ông Tín và ông Vị cũng quyết định tăng vốn chủ sở hữu của SGP lên 1.000 tỷ đồng, cơ cấu lại thành phần cổ đông và phân vai trách nhiệm cho các vị trí lãnh đạo.
Với cơ cấu mới, ông Mai Hữu Tín sở hữu 42,3% (tương đương 416 tỷ đồng vốn điều lệ). Ông Vị cùng hai quỹ đầu tư là Bridgehead, BVIM và các cổ đông còn lại sở hữu 57,7% (tương đương 570 tỷ đồng vốn điều lệ). Hai cổ đông lớn của SGP đảm nhận các chức danh quản lý. Trong đó, ông Mai Hữu Tín giữ chức Chủ tịch HĐQT và
ông Vị là Tổng giám đốc điều hành.
“Tôi với ông Tín đạt được sự nhất trí cao trong phân vai này. Tôi rời bỏ vị trí cao nhất của SGP để tham gia trực tiếp công việc điều hành. Mọi thứ đều có thể thay đổi, miễn sao là SGP tồn tại và phát triển”, ông Vị thẳng thắn trước vị trí mới của mình trong SGP.
Nói về vị chủ tịch HĐQT mới của SGP, người sáng lập của SGP tin tưởng vào “người cùng thuyền” mới của SGP và tin rằng, ông Tín hiểu rất rõ việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp cần cái nhìn dài hạn từ 10 đến 15 năm. “Ông Tín nhìn thấy triển vọng đó ở SGP nên quyết định đầu tư”, ông Vị khẳng định.
Ông Mai Hữu Tín đang được biết đến là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, phát triển bất động sản, phân phối bán lẻ, nông nghiệp, logistics, truyền thông, là người sáng lập và điều hành Tập đoàn Đầu tư U&I từ năm 1998.
Cho đến thời điểm này, có thể nói con đường phía trước của SGP còn nhiều ngổn ngang. Tuy nhiên, sự đồng thuận của những nhà đầu tư mới đã mở ra triển vọng mới cho Công ty và sự an tâm bước đầu của chính người sáng lập sau một thời gian khá dài vận lộn với sự tồn tại của SGP.
“Năm 2014, chúng tôi ưu tiên cho việc chạy hết công suất của nhà máy Mỹ Xuân 1 và 2 với công suất 48.360 tấn giấy tiêu dùng và 224.640 giấy công nghiệp. Chúng tôi sẽ huy động thêm 20% vốn điều lệ tương đương với 200 tỷ đồng và dự kiến doanh thu của năm 2015 là 4.500 tỷ đồng”, ông Vị chia sẻ trong vai trò tổng giám đốc điều hành.
Lê Tân
Theo baodautu.vn
642 Views
0 comment
1151 Views
0 comment
642 Views
0 comment
2005 Views
0 comment
22376 Views
0 comment
16621 Views
0 comment