if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn (SGP) công bố Tập đoàn giấy Daio Paper Corporation và Quỹ đầu tư BridgeHead (thuộc Ngân hàng Phát triển Nhật Bản) đã nắm giữ tổng cộng trên 38% cổ phần của công ty theo thỏa thuận hợp tác và đầu tư chiến lược được ký giữa các bên ngày 27-4.
Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Giấy Sài Gòn, cho biết, ngoài nguồn vốn đầu tư, Daio sẽ cử các quản lý cấp cao và chuyên gia kỹ thuật sang hướng dẫn vận hành nhà máy mới tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ quí 3-2011, Giấy Sài Gòn (SGP) sẽ lần lượt vận hành các dây chuyền sản xuất có công suất 35.000 tấn giấy tiêu dùng/năm, 52.500 tấn giấy phủ phấn/năm, 140.000 tấn giấy bao bì carton/năm tại nhà máy Mỹ Xuân II - khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành. Dự án này có tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỉ đồng, và một phần vốn đầu tư này được góp bởi 2 đối tác Nhật.
Ông Vị nói Daio còn giúp Giấy Sài Gòn đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ. Giấy Sài Gòn sẽ cử sang Nhật 2 đoàn chuyên viên để tham gia các khóa đào tạo về công nghệ và quản lý, và đoàn đầu tiên sẽ khởi hành vào đầu tháng 5-2011.
Phía đối tác thuộc ngân hàng Nhật sẽ hỗ trợ Giấy Sài Gòn về quản trị chiến lược tài chính để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công ty tại thị trường trong nước và nước ngoài.
Ông Nguyễn Quốc Thúc, Phó tổng giám đốc của Giấy Sài Gòn, nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng với thỏa thuận hợp tác chiến lược trên, Giấy Sài Gòn và Daio cũng sẽ hỗ trợ nhau tiếp cận thị trường của mỗi bên.
Trước khi công bố hợp tác chiến lược với 2 đối tác Nhật, Giấy Sài Gòn đã ký được hợp đồng trị giá 120.000 đô la Mỹ để xuất khẩu 13 container các sản phẩm giấy tiêu dùng sang Nhật từ tháng 4-2011. Ông Thúc cho biết phía Nhật dự kiến sẽ mua khoảng 50 container tùy thuộc vào việc tiêu thụ của sản phẩm Giấy Sài Gòn tại thị trường châu Á này.
Giấy Sài Gòn hoạt động đồng thời trên cả hai lĩnh vực giấy tiêu dùng và giấy bao bì công nghiệp. Công ty đang nắm giữ 24% thị phần giấy tiêu dùng và nằm trong nhóm 5 công ty sản xuất giấy công nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Được thành lập năm 1943, Daio là công ty giấy lớn thứ 3 của Nhật về sản lượng giấy và giấy công nghiệp; đứng thứ 21 trên toàn thế giới. Daio hiện có 37 công ty con và công ty thành viên, cùng nhà máy giấy lớn tại đảo Shikoku (Nhâ%3ḅt) sản xuất nhiều loại bột giấy và 20.000 sản phẩm giấy cao cấp các loại. Doanh số năm 2010 của Daio là 423,1 tỉ yen (khoảng 5 tỉ đô la Mỹ) và đang dẫn đầu mảng giấy tiêu dùng (tissue) của Nhật với 23% thị phần tính theo doanh thu.Theo (TBKTSG Online)
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22495 Views
0 comment
16806 Views
0 comment