if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
TT - Đầu tháng 12-2014, ông Phạm Văn Trung, phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV giấy Sài Gòn Mỹ Xuân (thành viên Công ty CP giấy Sài Gòn - SGP), đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) và Bộ Công thương xin hướng dẫn về việc xin giấy phép nhập khẩu phế liệu, sau khi bị Sở TN-MT Bà Rịa - Vũng Tàu từ chối cấp phép với lý do “chờ hướng dẫn của Bộ TN-MT”.
Theo Sở TN-MT Bà Rịa - Vũng Tàu, Luật bảo vệ môi trường bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2015, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có hướng dẫn trong việc thực hiện nhập khẩu phế liệu, ngoài danh mục phế liệu được phép nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu do Chính phủ ban hành ngày 19-12-2014.
Tất cả hoạt động nhập khẩu phế liệu hiện nay vẫn sử dụng thông tư 34/2012/TTLT-BTNMT-BCT ký ngày 15-11-2013 và chưa có thông tư hướng dẫn thay thế.
“Hàng ngàn tấn giấy nguyên liệu của chúng tôi đang phải đối mặt với khả năng bị tăng chi phí lưu container, lưu bãi hơn 5 tỉ đồng nếu không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu kể từ ngày 1-1-2015” - ông Nguyễn Thế Vũ, chuyên viên pháp lý SGP, bức xúc nói.
Nhưng thành viên của SGP lý ra đã không phải lâm vào tình cảnh “dở khóc dở cười” nếu Sở TN-MT Bà Rịa - Vũng Tàu làm theo đúng quy định của thông tư 34 nói trên.
Theo đó, sở TN-MT các tỉnh/thành phố phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu cho doanh nghiệp có thời hạn với hiệu lực trong vòng ba năm, tính từ ngày cấp. Nhưng sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ cấp cho công ty con của SGP... mỗi năm một lần. Lần cấp gần nhất có hiệu lực từ ngày 1-1 đến hết 31-12-2014.
“Nếu chúng tôi được cấp đúng quy định, cho dù Luật bảo vệ môi trường mới chưa có thông tư hay nghị định hướng dẫn vẫn không gặp trở ngại gì. Vì trong Luật bảo vệ môi trường mới có ghi rõ: trong thời gian chuyển tiếp từ luật cũ sang luật mới, tổ chức đã được cấp giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường vẫn được thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đó” - ông Vũ nói.
Đáng nói hơn, dù phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng đã có công văn đề nghị Sở TN-MT Bà Rịa - Vũng Tàu thẩm định lại hồ sơ của giấy Sài Gòn Mỹ Xuân, thậm chí nhấn mạnh “ở thời điểm hiện tại, việc xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu giấy phế liệu và thời hạn của giấy chứng nhận được thực hiện theo thông tư 34/2012/TTLT-BTNMT-BCT”, nhưng kết quả vẫn không có gì thay đổi. Rõ ràng luật mới có hiệu lực, nhưng chưa có hướng dẫn thực hiện và cũng chưa có văn bản hướng dẫn xử lý tạm thời trong thời gian chờ nghị định, thông tư hướng dẫn đã tạo ra một khoảng trống pháp lý đáng kể để... làm khó doanh nghiệp.
Chia sẻ với nỗi khó khăn của doanh nghiệp thành viên, ông Vũ Ngọc Bảo, phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy VN (VPPA), cho biết VPPA đã nghe nhiều doanh nghiệp “than” về những trở ngại tương tự và cũng đã góp ý rất nhiều lần mỗi khi có cơ hội gặp cơ quan quản lý. Ngoài việc chỉ biết khuyên giấy Sài Gòn Mỹ Xuân tiếp tục gửi công văn kiến nghị đến các cấp, ông Bảo thừa nhận: “Phần lớn doanh nghiệp đều chỉ biết chấp nhận thiệt thòi từ vấn nạn thủ tục hành chính mang lại vì e ngại ảnh hưởng đến công việc làm ăn của mình”.
QUỲNH KHÔI (Báo Tuổi Trẻ)
703 Views
0 comment
1237 Views
0 comment
703 Views
0 comment
2065 Views
0 comment
22495 Views
0 comment
16806 Views
0 comment