if ($site_keyword) { $site_keyword = str_replace(" & "," & ",$site_keyword); $site_keyword = strip_tags($site_keyword); ?> } ?> if ($site_description) { $site_description = str_replace(" & "," & ",$site_description); $site_description = strip_tags($site_description); ?> } ?>
Là nhà sáng lập Giấy Sài gòn, ông Cao Tiến Vị không khỏi bồi hồi trước những thay đổi lớn trong công ty. Nhưng ông xác định chỉ có M&A mới có thể giúp Giấy Sài Gòn phát triển.
Vừa muốn có tiền vừa làm chủ là chuyện không thể. Vì thế, ông Vị đã phát hành cổ phần cho đối tác Daio để có vốn phát triển Công ty.
Chúng tôi hẹn gặp ông Cao Tiến Vị, người sáng lập và phát triển Công ty Giấy Sài Gòn, tại văn phòng Công ty ở lầu 1, tòa nhà Etown (quận Tân Bình, TP.HCM) vào một ngày đầu tháng 9.
Ông Vị được nhắc nhiều trong giới doanh nhân là một người lạc quan và cởi mở. Và đến nay, ông vẫn là con người như thế dẫu trải qua bao biến cố thời cuộc.
Hồi tháng 8/2013, đối tác Daio Paper Corporation, một nhà sản xuất giấy lớn của Nhật, đã chuyển giao toàn bộ phần đầu tư vào Giấy Sài Gòn sau hơn 2 năm đồng hành. Ông Vị cùng nhóm nhà đầu tư đã bỏ tiền ra mua lại một phần để sở hữu 57,7%.
Còn ông Mai Hữu Tín, một nhà đầu tư trong nước khác, nắm đến 42,3%. Ông Vị và ông Tín cùng thống nhất phân chia lại công việc. Ông Tín giữ chức Chủ tịch, còn ông Vị làm Tổng Giám đốc điều hành.
Từ một nhà sáng lập và phát triển Giấy Sài Gòn trong 16 năm qua, nay chuyển giao quyền tối cao, ông Vị có thoáng chút cảm xúc. Tuy nhiên, với cái nhìn xa hơn, ông cho rằng nếu được chọn lại, ông vẫn chọn con đường mua bán - sáp nhập (M&A) để đưa Giấy Sài Gòn phát triển.
"Chỉ có M&A mới giúp doanh nghiệp Việt tăng tốc nhanh được", ông nói.
Những bước đi chung
Tài sản và doanh thu của Giấy Sài Gòn tăng qua từng năm
Nhớ lại những ngày đầu khi mời Daio làm đối tác chiến lược, ông Vị vui mừng khôn xiết. Nhưng bên cạnh niềm vui của một ông chủ doanh nghiệp, cũng đã có không ít điều tiếng.
Trước khi Daio vào, Giấy Sài Gòn đã có 2 nhà đầu tư tài chính, một nắm 10% cổ phần Công ty và một nắm 5%. Việc có nhiều đối tác chưa cùng một mục tiêu chung, ít nhất là về dài hạn, khiến không ít người cho rằng ông Vị "tham đối tác" khi chưa xác định mình muốn gì.
Tuy nhiên, có nhìn thấu tâm huyết với ngành giấy của ông Vị mới hiểu được lời ông phân trần: "Tùy từng thời điểm, chúng tôi cần đối tác khác nhau. Bên cạnh nguồn vốn để phát triển các nhà máy, chúng tôi cũng cần đối tác có tầm nhìn xa giúp chúng tôi trở thành nhà công nghiệp giấy, vốn còn hiếm hoi ở Việt Nam".
Để thực hiện tâm huyết này, ông Vị đã phải hao tâm tổn sức. Năm 1997, khi Việt Nam còn xa lạ với ngành công nghiệp sản xuất giấy, ông Vị đã lập cơ sở sản xuất đầu tiên ở Gò Vấp.
Đất ở khu này được định hình là đất khu công nghiệp và dân cư. Đây là điều kiện tốt để ông phát triển nghiệp riêng.
Nhưng 3 năm sau đó, đất nơi đây lại chuyển thành đất khu dân cư. Nhà xưởng của ông không phát triển được nữa, nên ông đành chấp nhận mất mát và tìm khu đất mới, tính chuyện gây dựng lại từ đầu.
Khâu xử lý giấy tái chế tại nhà máy Mỹ Xuân I của Giấy Sài Gòn
Và ông chọn được khu đất khác để tiếp tục tâm huyết của mình. Đó là Khu Công nghiệp Mỹ Xuân ở Bà Rịa - Vũng Tàu và an cư cho đến nay.
Thời gian này, cả nước chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất giấy trước sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn nước ngoài. Trong khi đó, tổng lượng sản xuất chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu.
Trong bối cảnh đó, ông Vị quyết tâm dồn hết nguồn lực xây nhà máy sản xuất. Thế là nhà máy Mỹ Xuân I ra đời và sản lượng của Công ty đã tăng lên đáng kể, đưa Giấy Sài Gòn trở thành một trong những nhà sản xuất giấy lớn nhất nước.
Khi nhu cầu đối với các sản phẩm giấy không ngừng gia tăng, Giấy Sài Gòn lại xây thêm nhà máy Mỹ Xuân II. Theo tính toán của Hiệp hội Giấy Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành giấy trong giai đoạn 2003-2007 đạt gần 30%, tăng gấp rưỡi so với thời điểm trước đó.
Từ số vốn khởi nghiệp chưa đầy 1 tỉ đồng, nay ông Vị đã đưa Giấy Sài Gòn tiến đến quy mô hàng ngàn tỉ đồng. Đó là một thành công lớn.
Tuy nhiên, để phát triển dài hạn trên quy mô công nghiệp, ông Vị không thể bước đi một mình mà phải cần nhiều đến sự hỗ trợ của đối tác. Lúc ấy, ngoài 2 nhà đầu tư tài chính lớn, đối tác chiến lược Daio đã bước vào.
Tìm được một đối tác thích hợp cũng không phải là chuyện đơn giản. Với Daio, ông Vị và đồng sự đã phải gặp gỡ và tìm hiểu không ít đối tác trong nước và nước ngoài, mới đi đến quyết định chọn đối tác Nhật này.
Giấy tiêu dùng là một sản phẩm chính của Giấy Sài Gòn.
Vì các nhà máy giấy trong nước chủ yếu sản xuất từ nguyên liệu bột giấy mà bột giấy phải lấy từ gỗ, nghĩa là sẽ tàn phá môi trường về lâu dài, nên Giấy Sài Gòn đã chọn con đường khác: lấy nguyên liệu đầu vào là giấy tái chế.
Cách làm này giúp Công ty tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu cho 2 dòng sản phẩm chính là giấy tiêu dùng và giấy công nghiệp, không hao phí bất cứ nguyên liệu gì. Đó chính là lý do Daio được chọn vì có cùng công nghệ sử dụng giấy tái chế với Giấy Sài Gòn ngoài kinh nghiệm phát triển lâu đời (từ năm 1943) tại Nhật của đối tác này.
Khi tính chuyện phát hành cổ phần cho Daio, ông Vị đã xác định rõ mình cần gì. "Vừa muốn có tiền vừa làm chủ là chuyện không thể", ông nói.
Do đó, ông chấp nhận phát hành cổ phần để có vốn phát triển Công ty, đồng thời chia sẻ quyền lực với đối tác và lui về hậu trường chứ không điều hành.
Kế hoạch phát hành cổ phần đã được chuẩn bị trước đó đến 2 năm và khi hợp đồng được ký vào tháng 4/2011 cũng là lúc bản kế hoạch phát triển doanh nghiệp cho 5 năm sau được hoàn tất. Đây là điều hiếm thấy trong việc hoạch định chiến lược ở các doanh nghiệp Việt.
Thế nhưng, rắc rối nội bộ tại Daio từ tháng 9/2011 đã ảnh hưởng đến nhà đầu tư này. Sau đó, tháng 6/2012, Daio bị đối thủ Hokuetsu Kishu Paper mua lại 20% cổ phần, dẫn đến những thay đổi bất ngờ với những người nắm quyền lực cao nhất tại đây.
Lượng tiêu dùng giấy bình quân đầu người tại Việt Nam
Rắc rối này đã khiến mọi kế hoạch của ông Vị đi chệch hướng. "Mọi kế hoạch bị trì hoãn trong 2 năm qua", ông xác nhận.
Trước diễn biến bất ngờ từ phía đối tác Daio, ông Vị cố tìm giải pháp ổn thỏa cho cả hai bên. "Nhờ các điều khoản hợp đồng đã được thỏa thuận chi tiết, nên vấn đề còn lại chỉ là giải pháp", ông Vị cho biết.
Sau khi ngồi lại, Daio quyết định rút vốn qua 2 giai đoạn: ngừng các khoản đầu tư và thoái vốn. Theo ông Vị, Daio là một tổ chức chuyên nghiệp nên họ yêu cầu đối tác cũng phải giữ uy tín chứ không thể bán cho ai thì bán. Đây cũng là lý do khiến quá trình thoái vốn mất nhiều thời gian.
Cuối cùng, ông Mai Hữu Tín là người được chọn. Là nhà đầu tư tài chính đa ngành, ông Tín chưa được giới đầu tư biết nhiều về sự đóng góp chuyên môn.
Nhưng rõ ràng, lúc này Giấy Sài Gòn đang cần vốn để tiếp tục vận hành nên việc chọn ông Tín là hợp lý. Bởi như ông Vị nói, không giải quyết được vấn đề tài chính thì không giải quyết được các vấn đề khác.
(Nguồn: Doanhnhansaigon)
Tự nhận mình thuộc mẫu người nhanh nhạy trong nắm bắt cơ hội nhưng gần hai mươi năm qua, Công...
>> xem thêm